Đó là nhận được được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Phát triển đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ quốc tế; Định vị đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế – xã hội TP Cần Thơ và ĐBSCL”. Hội thảo do Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ tổ chức, diễn ra trong 2 ngày 18-19/7.
Đổi mới sáng tạo đuối vì nhân lực hạn chế
Đây là dịp thành phố ghi nhận ý kiến, sáng kiến của các chủ thể liên quan, tạo tiền đề xây dựng các chính sách phù hợp, thực tiễn trong phát triển đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trình độ quốc tế tại TP Cần Thơ.
Phát biểu tại hội thảo, ông Hoàng Minh – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) – cho rằng, phát triển nguồn nhân KH-CN và đổi mới sáng tạo nói riêng là yếu tố quan trọng, nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức.
ĐBSCL chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu và 70% lượng trái cây của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay chất lượng nguồn nhân lực KH-CN, đổi mới sáng tạo vẫn còn nhiều hạn chế.
“Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng đội ngũ cán bộ KHCN và đổi mới sáng tạo vẫn còn thiếu các nhà khoa học giỏi, đầu ngành, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ cao.
Do đó, trong nỗ lực thực hiện ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, ta cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm phát triển KH-CN, nâng cao vai trò của nguồn nhân lực KH-CN và đổi mới sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của thành phố và của toàn vùng ĐBSCL phát triển”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định.
Theo ông Minh, hiện tại, vấn đề thu hút nhân lực KH-CN và đổi mới sáng tạo tại địa phương vẫn còn gặp nhiều thách thức, khó khăn. Nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố khách quan như điều kiện kinh tế xã hội khu vực phát triển chưa đồng đều, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, chính quyền địa phương chưa tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để thu hút, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Buổi hội thảo còn tập trung thảo luận bàn luận về các giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH-CN và đổi mới sáng tạo; tầm quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng quốc tế trong sự phát triển của doanh nghiệp; điểm nghẽn của nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở ĐBSCL;…
Top 5 địa phương đổi mới tốt nhất
Cũng trong dịp này, Sở Khoa học Công nghệ TP Cần Thơ đã công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) – bộ chỉ số đo lường, đánh giá về đổi mới sáng tạo từng địa phương.
Theo đó, Cần Thơ lọt vào top 5 địa phương đạt chỉ số PII cao nhất cả nước với điểm số 49,66. Đồng thời, Cần Thơ còn là địa phương có xếp hạng đầu ra đổi mới sáng tạo đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Hà Nội.
Liên quan đến bộ chỉ số PII, ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn.
Cũng theo ông Trường, đây là con đường ngắn nhất để đạt được các mục tiêu về kinh tế – xã hội, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp và thị trường khoa học và công nghệ.
Theo ông Ngô Anh Tín- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ, thành phố hiện có 12 doanh nghiệp KH-CN hoạt động trong các lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ và Khoa học nông nghiệp cũng như xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, thống kê và truyền thông được đẩy mạnh, hỗ trợ phát triển thị trường KH-CN.
5 điểm mạnh trong phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo của Cần Thơ là: Chỉ số về nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển; đơn đăng ký sáng chế hữu ích; Đơn đăng ký giống cây trồng; Chỉ số sản xuất công nghiệp và Số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Leave a Reply