© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
TÌM VIỆC LÀM | TÌM VIỆC NHANH HÀ NỘI | TÌM VIỆC NHANH SÀI GÒN
Chào mừng bạn đến với website Tìm VIệc Nhanh - Tìm Việc Làm Hà Nội - Tìm Việc Làm Sài Gòn
© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
4h, chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1977, ngụ tại TPHCM) thức giấc như một thói quen nhiều năm qua. Là bà chủ của tiệm bánh mì heo quay nổi tiếng trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức, TPHCM), chị Hà không phép bản thân lười biếng. Mọi việc lớn, nhỏ trong tiệm, chị luôn muốn tự tay làm thì mới yên tâm bán cho khách.
Lau giọt mồ hôi thấm đẫm trên trán, người phụ nữ tần tảo nói gọn: “Chỉ có nỗ lực không ngừng thì số phận mới có thể thay đổi”.
Nhiều người biết đến chị Hà là chủ của tiệm bánh mì lớn, sở hữu nhiều tài sản, có con đi du học nước ngoài. Nhưng hiếm có ai mường tượng được người phụ nữ này đã trải qua quá khứ khổ cực, tủi nhục đến mức nào.
Để có được như ngày hôm nay, chị dường như đã cố gắng suốt nửa đời mình.
Chị Hà sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở tỉnh Thanh Hóa. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khi chị chỉ mới 6 tuổi. Ngày mẹ “dứt áo ra đi”, chị Hà ngu ngơ nhìn theo mẹ mãi cho đến khi bóng lưng khuất dần, nước mắt cứ thế chảy ngược vào trong.
“Tôi không dám làm phiền đến mẹ, vì bà từng bị gia đình chồng đánh đập, hành hạ khi lén mang một nắm cơm đến cho tôi”, chị Hà nức nở, nói.
Nhà quá nghèo, bà nội già yếu, ông nội lại mù lòa. Chị Hà nhớ rõ như in mình đã nắm tay ông nội đi khắp làng để xin muối, đổi bột sắn về nấu lỏng để ăn.
Đối với chị, sự thiếu thốn trong cuộc sống không đau đớn bằng nỗi đau tinh thần. Chị Hà không thể quên được cảnh mình đi đến đâu cũng bị người khác xem thường, miệt thị là đứa trẻ không cha, không mẹ, suốt ngày chỉ ngửa tay đi xin ăn.
Thời ấy, bao nhiêu muỗng bột sắn đưa đến miệng là bấy nhiêu cái đắng ngắt mà chị phải cố nuốt trôi. Người phụ nữ này đã thấm thía cái gọi là bất hạnh của số phận từ khi là đứa trẻ 6 tuổi.
Thấy chị đáng thương, ông nội nhắn cô ruột đến kinh doanh quán phở để lo cho hai ông cháu. Tuy nhiên, vì gia cảnh của cô cũng không mấy khá giả nên chỉ lo được cho chị trong khoảng thời gian ngắn.
Năm 13 tuổi, chị Hà nhận thức được mình phải ra khỏi lũy tre làng thì mới có thể thoát nghèo. Vì thế, chị cầm số tiền 400.000 đồng mà ông nội để lại trước khi mất, lên chuyến xe đi từ Thanh Hóa vào TPHCM.
“Biết bà ngoại ở TPHCM, tôi cũng muốn đến đó thử để tìm một công việc nào đó giúp mình thoát cảnh nghèo. Nhưng tuổi còn nhỏ, có biết thành phố tròn hay méo, ra sao đâu. Nhưng không đi thì lại khổ, tôi liều mình đi thử vì vốn dĩ cũng chẳng còn gì để mất”, chị Hà nói.
Chân ướt chân ráo đến thành phố lớn, chị chưa kịp kiếm ra tiền thì đã bị lừa sạch túi. Chị Hà nhớ rõ cảm giác cô đơn, bất lực lúc ấy khiến đứa trẻ như chị chỉ có thể đứng giữa thành phố lớn, òa khóc lúc nửa đêm.
Chị chủ động đi làm công việc quét gạo vụn từ các container lớn ở khu Tân Cảng Sài Gòn để phụ cô chú bên nhà ngoại nuôi heo, xây phòng trọ, kiếm tiền lo cho chị và các em trong nhà.
Khi khu vực không cho quét gạo nữa, chị dự định về quê nhưng người cậu cho chị 1 chỉ vàng để mua một chiếc tủ rồi đi bán thuốc lá dạo.
“Lắm lúc rơi vào cảnh khó khăn, có người khuyên tôi đi làm chuyện xấu để nhanh có tiền hơn, nhưng tôi một mực từ chối. Đối với tôi, nghèo cho sạch, rách cho thơm. Ông trời sẽ không phụ lòng người biết nỗ lực, cố gắng”, chị Hà trải lòng.
Sau đó, chị được một người phụ nữ giúp đỡ, mở điểm bán xăng nhỏ trước nhà. Dần dà, chị Hà tích cóp vốn mở quán nhậu, đại lý thuốc lá, bán bánh mì,… Vì một số chuyện gia đình, chị Hà chán nản, làm nhiều chuyện dại dột nhưng may mắn được một người đàn ông thức tỉnh. Năm 18 tuổi, chị đã lấy người đàn ông ấy làm chồng.
“Lúc ấy tôi vui lắm, nghĩ rằng mình sắp có một gia đình trọn vẹn, được yêu thương, bảo vệ, được gọi tiếng bố mẹ”, chị bộc bạch. Thế nhưng, sự thật là gia đình chồng lại không chấp nhận vì chị là một đứa trẻ mồ côi.
Bất chấp sự ngăn cản của gia đình, chồng vẫn quyết tâm kết hôn với chị. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ lúc tổ chức lễ cưới đến đời sống hôn nhân chỉ toàn là những đoạn ký ức buồn.
Chị Hà lao đầu vào kiếm tiền để thuyết phục bố mẹ chồng. Song, dù kiếm được rất nhiều tiền, chị vẫn không nhận được sự công nhận. Vì quá mải mê công việc, chị bị hư thai, mất đi đứa con đầu.
Những tủi nhục, biến cố ập tới liên tục khiến người phụ nữ như chị Hà không còn nước mắt để khóc. Tuy vậy, nghĩ cuộc đời phía trước còn dài, chị Hà quyết tâm chứng minh cho những người xung quanh thấy một đứa trẻ mồ côi vẫn có thể trở thành một người thành công.
“Lắm lúc rơi vào cảnh khó khăn, có người khuyên tôi đi làm chuyện xấu để nhanh có tiền hơn, nhưng tôi một mực từ chối. Đối với tôi, nghèo cho sạch, rách cho thơm. Ông trời sẽ không phụ lòng người biết nỗ lực, cố gắng”, chị Hà trải lòng.
Năm 1997, chị sinh con trai và chuyển đến TP Thủ Đức sinh sống, buộc lòng đóng cửa các hàng quán mà mình đã mở.
Trong một lần được ăn thử bánh mì heo quay, chị liền nảy ra ý tưởng bán món này. Nói là làm, dù chỉ mới sinh con 1,5 tháng, chị đã gượng dậy đi bán.
Từ nguyên liệu đến cách làm bánh mì, chị Hà đều tự đi đủ nơi để tìm tòi, học hỏi. Người mẹ trẻ đã dành hằng đêm để nghiên cứu, chế biến sao cho nước sốt thật hài hòa, hợp khẩu vị của người miền Nam.
Thời gian đầu, chị chỉ hi vọng bán được 100 ổ/ngày, nhưng không ngờ khách hàng cứ nườm nượp kéo tới. Từ 100 ổ, chị Hà tăng dần số lượng, có hôm bán hơn 500 ổ và giờ đây là gần 1.000 ổ/ngày.
Chị phải mua thêm máy móc để quay 50 kg heo da giòn, chế biến hơn 50 kg chả lụa/ngày và bán thêm một số món ăn kèm khác. Vào những dịp đặc biệt như ngày Vía Thần tài, chị Hà còn có thể bán hơn 800kg heo quay.
Cuộc sống của chị chỉ quanh quẩn ở tiệm bánh mì, tất bật từ sáng đến chiều. Chị còn kinh doanh thêm nhà nghỉ, làm nhiều việc khác để kiếm tiền. Kiếm được bao nhiêu tiền, chị Hà tiêu xài vô cùng tiết kiệm để tích cóp mua đất, mua nhà.
Chị cũng hiếm khi đi du lịch mà dành thời gian rảnh để đi làm thiện nguyện, bởi bản thân hiểu rõ cuộc sống thiếu thốn của những người nghèo.
Thấm thoát 18 năm, người phụ nữ mạnh mẽ này đã sở hữu 4 miếng đất và 5 căn nhà phố. Chị còn cho con gái út (SN 2001) đi du học ở Anh. Từ một tủ bánh mì nhỏ, giờ đây tiệm của chị đã được đặt ở mặt bằng lớn, có 5 nhân viên túc trực từ sáng đến tối.
“Tôi rất khâm phục nỗ lực của chị Hà, đặc biệt là sau khi nghe câu chuyện của chị. Dù là chủ nhưng chị làm việc rất vất vả, muốn tự tay làm mọi thứ thì mới yên tâm. Chị ăn nguyên liệu nào thì dùng nguyên liệu đó để bán cho khách. Tôi học hỏi ở chị rất nhiều thứ”, anh Đông, nhân viên tiệm bánh mì, cho hay.
Nhận lại thành quả sau nhiều năm cố gắng, chị Hà bày tỏ chị thầm cảm ơn những biến cố trong cuộc sống, bởi nó giúp chị học cách không biết khuất phục.
“Khởi nghiệp là một hành trình dài vô cùng gian nan. Nếu bản thân không ngừng học hỏi, hoàn thiện những thiếu sót và làm tất cả bằng cái tâm thì một ngày nào đó sẽ thành công”, chị Hà trải lòng.
Ảnh: Nguyễn Vy
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
4h, chị Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1977, ngụ tại TPHCM) thức giấc như một thói quen nhiều năm qua. Là bà chủ của tiệm bánh mì heo quay nổi tiếng trên đường Đỗ Xuân Hợp (TP Thủ Đức, TPHCM), chị Hà không phép bản thân lười biếng. Mọi việc lớn, nhỏ trong tiệm, chị luôn muốn tự tay làm thì mới yên tâm bán cho khách.
Lau giọt mồ hôi thấm đẫm trên trán, người phụ nữ tần tảo nói gọn: “Chỉ có nỗ lực không ngừng thì số phận mới có thể thay đổi”.
Nhiều người biết đến chị Hà là chủ của tiệm bánh mì lớn, sở hữu nhiều tài sản, có con đi du học nước ngoài. Nhưng hiếm có ai mường tượng được người phụ nữ này đã trải qua quá khứ khổ cực, tủi nhục đến mức nào.
Để có được như ngày hôm nay, chị dường như đã cố gắng suốt nửa đời mình.
Chị Hà sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở tỉnh Thanh Hóa. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khi chị chỉ mới 6 tuổi. Ngày mẹ “dứt áo ra đi”, chị Hà ngu ngơ nhìn theo mẹ mãi cho đến khi bóng lưng khuất dần, nước mắt cứ thế chảy ngược vào trong.
“Tôi không dám làm phiền đến mẹ, vì bà từng bị gia đình chồng đánh đập, hành hạ khi lén mang một nắm cơm đến cho tôi”, chị Hà nức nở, nói.
Nhà quá nghèo, bà nội già yếu, ông nội lại mù lòa. Chị Hà nhớ rõ như in mình đã nắm tay ông nội đi khắp làng để xin muối, đổi bột sắn về nấu lỏng để ăn.
Đối với chị, sự thiếu thốn trong cuộc sống không đau đớn bằng nỗi đau tinh thần. Chị Hà không thể quên được cảnh mình đi đến đâu cũng bị người khác xem thường, miệt thị là đứa trẻ không cha, không mẹ, suốt ngày chỉ ngửa tay đi xin ăn.
Thời ấy, bao nhiêu muỗng bột sắn đưa đến miệng là bấy nhiêu cái đắng ngắt mà chị phải cố nuốt trôi. Người phụ nữ này đã thấm thía cái gọi là bất hạnh của số phận từ khi là đứa trẻ 6 tuổi.
Thấy chị đáng thương, cô ruột nhận chị về quán phở của gia đình để nuôi dưỡng. Tuy nhiên, vì gia cảnh của cô cũng không mấy khá giả nên chỉ lo được cho chị trong khoảng thời gian ngắn.
Năm 13 tuổi, chị Hà nhận thức được mình phải ra khỏi lũy tre làng thì mới có thể thoát nghèo. Vì thế, chị cầm số tiền 400.000 đồng mà ông nội để lại trước khi mất, lên chuyến xe đi từ Thanh Hóa vào TPHCM.
“Biết bà ngoại ở TPHCM, tôi cũng muốn đến đó thử để tìm một công việc nào đó giúp mình thoát cảnh nghèo. Nhưng tuổi còn nhỏ, có biết thành phố tròn hay méo, trông như nào đâu. Nhưng không đi thì lại khổ, tôi liều mình đi thử vì vốn dĩ cũng chẳng còn gì để mất”, chị Hà nói.
Chân ướt chân ráo đến thành phố lớn, chị chưa kịp kiếm ra tiền thì đã bị lừa sạch túi. Chị Hà nhớ rõ cảm giác cô đơn, bất lực lúc ấy khiến đứa trẻ như chị chỉ có thể đứng giữa thành phố lớn, òa khóc lúc nửa đêm.
Không còn tiền, chị xin cô chú bên nhà ngoại cho theo làm công việc quét gạo vụn từ các container lớn ở khu Tân Cảng Sài Gòn. Số gạo nhặt ấy giúp chị Hà đổi được gạo sạch để ăn, tích cóp được một số tiền.
Năm 16 tuổi, chị Hà đã có trong tay 4 cây vàng nhờ công việc quét gạo vụn. Muốn kiếm thêm tiền, chị mua một chiếc tủ rồi đi bán thuốc lá dạo.
Vì chị chưa có nhiều kinh nghiệm nên tiền lãi chưa thấy đâu thì tiền vốn đã thâm hụt. Chán nản, chị Hà làm nhiều chuyện dại dột nhưng may mắn được một người đàn ông thức tỉnh. Năm 18 tuổi, chị đã lấy người đàn ông ấy làm chồng.
“Lúc ấy tôi vui lắm, nghĩ rằng mình sắp có một gia đình trọn vẹn, được yêu thương, bảo vệ, được gọi tiếng bố mẹ”, chị bộc bạch. Thế nhưng, sự thật là gia đình chồng lại không chấp nhận vì chị là một đứa trẻ mồ côi.
Bất chấp sự ngăn cản của gia đình, chồng vẫn quyết tâm kết hôn với chị. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ lúc tổ chức lễ cưới đến đời sống hôn nhân chỉ toàn là những đoạn ký ức buồn.
Chị Hà lao đầu vào kiếm tiền, khởi nghiệp mở quán nhậu, đại lý bán thuốc lá, cây xăng,… để thuyết phục bố mẹ chồng. Song, dù kiếm được rất nhiều tiền, chị vẫn không nhận được sự công nhận. Vì quá mải mê công việc, chị bị hư thai, mất đi đứa con đầu.
Những tủi nhục, biến cố ập tới liên tục khiến người phụ nữ như chị Hà không còn nước mắt để khóc. Tuy vậy, nghĩ cuộc đời phía trước còn dài, chị Hà quyết tâm chứng minh cho những người xung quanh thấy một đứa trẻ mồ côi vẫn có thể trở thành một người thành công.
“Lắm lúc rơi vào cảnh khó khăn, có người khuyên tôi đi làm chuyện xấu để nhanh có tiền hơn, nhưng tôi một mực từ chối. Đối với tôi, nghèo cho sạch, rách cho thơm. Ông trời sẽ không phụ lòng người biết nỗ lực, cố gắng”, chị Hà trải lòng.
Năm 1997, chị sinh con trai và chuyển đến TP Thủ Đức sinh sống, buộc lòng đóng cửa các hàng quán mà mình đã mở.
Trong một lần được ăn thử bánh mì heo quay, chị liền nảy ra ý tưởng bán món này. Nói là làm, dù chỉ mới sinh con 1,5 tháng, chị đã gượng dậy đi bán.
Từ nguyên liệu đến cách làm bánh mì, chị Hà đều tự đi đủ nơi để tìm tòi, học hỏi. Người mẹ trẻ đã dành hằng đêm để nghiên cứu, chế biến sao cho nước sốt thật hài hòa, hợp khẩu vị của người miền Nam.
Thời gian đầu, chị chỉ hi vọng bán được 100 ổ/ngày, nhưng không ngờ khách hàng cứ nườm nượp kéo tới. Từ 100 ổ, chị Hà tăng dần số lượng, có hôm bán hơn 500 ổ và giờ đây là gần 1.000 ổ/ngày.
Chị phải mua thêm máy móc để quay 50 kg heo da giòn, chế biến hơn 50 kg chả lụa/ngày và bán thêm một số món ăn kèm khác. Vào những dịp đặc biệt như ngày Vía Thần tài, chị Hà còn có thể bán hơn 800kg heo quay.
Cuộc sống của chị chỉ quanh quẩn ở tiệm bánh mì, tất bật từ sáng đến chiều. Kiếm được bao nhiêu tiền, chị Hà tiêu xài vô cùng tiết kiệm để tích cóp mua đất, mua nhà.
Chị cũng hiếm khi đi du lịch mà dành thời gian rảnh để đi làm thiện nguyện, bởi bản thân hiểu rõ cuộc sống thiếu thốn của những người nghèo.
Thấm thoát 18 năm, người phụ nữ mạnh mẽ này đã sở hữu 5 miếng đất và 4 căn nhà phố. Chị còn cho con gái út (SN 2001) đi du học ở Anh. Từ một tủ bánh mì nhỏ, giờ đây tiệm của chị đã được đặt ở mặt bằng lớn, có 5 nhân viên túc trực từ sáng đến tối.
“Tôi rất khâm phục nỗ lực của chị Hà, đặc biệt là sau khi nghe câu chuyện của chị. Dù là chủ nhưng chị làm việc rất vất vả, muốn tự tay làm mọi thứ thì mới yên tâm. Chị ăn nguyên liệu nào thì dùng nguyên liệu đó để bán cho khách. Tôi học hỏi ở chị rất nhiều thứ”, anh Đông, nhân viên tiệm bánh mì, cho hay.
Nhận lại thành quả sau nhiều năm cố gắng, chị Hà bày tỏ chị thầm cảm ơn những biến cố trong cuộc sống, bởi nó giúp chị học cách không biết khuất phục.
“Khởi nghiệp là một hành trình dài vô cùng gian nan. Nếu bản thân không ngừng học hỏi, hoàn thiện những thiếu sót và làm tất cả bằng cái tâm thì một ngày nào đó sẽ thành công”, chị Hà trải lòng.
Ảnh: Nguyễn Vy
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bánh ướt nghĩa tình
7h, khu chợ Nghĩa Hòa (quận Tân Bình, TPHCM) vào cao điểm nhộn nhịp. Ở góc đường sát khu chợ, hàng bánh ướt chỉ duy nhất một chiếc bàn, 4 chiếc ghế nhựa, đã kín người ngồi.
Thực khách đa phần là người lao động nghèo, tranh thủ đến ăn từ sớm để chuẩn bị cho một ngày mưu sinh vất vả. Tại đây, họ chỉ cần bỏ ra 10.000 đồng là có được một dĩa bánh ướt đầy đủ chả giò, đậu hũ chiên,… Thậm chí, có người chỉ cần chi 1.000 đồng cũng có thể đổi lấy bữa ăn no bụng.
Thỉnh thoảng, người ta còn thấy cảnh bà Phan Thị Lan (64 tuổi), chủ quán bánh ướt, lén cho thêm một ít bánh, thịt, khi thấy thực khách còn… nghèo hơn mình.
“Quanh đây chỉ toàn người lao động nên bán giá đó để ai cũng ăn được. Bao nhiêu tiền tôi cũng bán. Người ta hỏi tôi bán vậy có lãi không, tôi chỉ cười, nói rằng lãi không nhiều nhưng may là quán cũng trụ được 45 năm rồi”, bà Lan nói, nụ cười lộ rõ những nếp nhăn xếp chồng trên mặt.
Lạ ở chỗ, gia cảnh của bà Lan không hề khá giả, mà cũng thuộc diện nghèo “rớt mồng tơi”. Hằng ngày, bà kiếm được khoảng 300.000 đồng từ việc bán bánh ướt, nhưng tiền lãi chưa đến một nửa. Kiếm được bao nhiêu tiền, người phụ nữ tần tảo lại gấp gọn, bỏ vào túi để dành nuôi người mẹ bị liệt và em trai mắc bệnh tâm thần.
Thấy cảnh khổ của bà Lan, nhiều người khuyên bà không nên bán giá quá rẻ như vậy. Thế nhưng, người phụ nữ chỉ cười xòa, nói gọn: “Lá rách đùm lá tả tơi”.
Bà Lan bộc bạch rằng mỗi ngày bà chỉ ngủ được vài tiếng. Một ngày làm việc của bà lúc nào cũng bắt đầu từ 4h, quanh quẩn từ việc soạn hàng, bán rồi chăm sóc gia đình, quần quật đến 22h mới xong. Lắm lúc, người phụ nữ không kiềm được tủi thân mà bật khóc, nhưng thời gian lại khiến bà trở nên nguôi ngoai.
“Tôi đã quên mất lần cuối tôi sống cho bản thân mình là khi nào. Nhiều người cũng đến ngỏ lời kết hôn, nhưng tôi vẫn từ chối. Vì đối với tôi, mẹ và em trai là quan trọng nhất. Bản thân phải hi sinh vì người mà mình thương yêu”, bà Lan trải lòng.
Học cách mạnh mẽ trước nhiều biến cố
Nhìn lại hoàn cảnh của mình, người phụ nữ mạnh mẽ cũng không kiềm được mà rơm rớm nước mắt. Người phụ nữ tóc đã chớm bạc, kể lại rằng, gia đình đã phải chịu nhiều vất vả từ thời của mẹ.
Năm 1954, ba của bà Lan qua đời. Bà Bùi Thị Nụ (88 tuổi), mẹ bà Lan, một mình dắt 5 đứa con vào TPHCM. Thời ấy, bà Lan không thể quên được hình ảnh mẹ mình vất vả làm cùng lúc nhiều công việc để cả gia đình có thể tồn tại nơi đất khách quê người. 20 năm sau, bà Nụ thử mở hàng bán bánh ướt, thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ để bà nuôi 5 người con nên người.
Lớn lên, bà Lan xin làm tại một xưởng thuốc nổ, với mức lương 10.000 đồng/tháng. Những tưởng cuộc sống sẽ đỡ vất vả nhưng tai nạn lao động đã khiến bà Lan bị bỏng phần mặt, bàn tay bị cắt đi phần da hoại tử do thuốc nổ.
Ở tuổi 20, bà Lan phải chịu đựng cảnh đau đớn về thể xác và sự mặc cảm về ngoại hình. Dù cơ thể hồi phục khá nhanh, bà vẫn phải bỏ nghề do những ám ảnh sau sự cố đó.
Biến cố vẫn tiếp nối khi người chị cả và em trai của bà có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Thấy mẹ phải quán xuyến nhiều thứ đến mức đổ bệnh, bà Lan liền quyết định nối nghiệp mẹ, đi bán bánh ướt để gánh vác thay mẹ sự cực nhọc.
Giờ đây, mẹ của bà bị liệt chỉ ngồi một chỗ, còn em trai mắc bệnh tâm thần thì chạy nhảy khắp nơi, thậm chí đánh người thân trong gia đình. Lắm lúc, bà Lan thầm trách số phận cay nghiệt của mình. Nhưng thoáng chốc, bà bỗng cảm thấy nhẹ nhõm vì ít nhất cũng có được một công việc để kiếm tiền, có được người thân ở bên cạnh.
“Buôn bán rồi tôi mới thấy có nhiều người còn khổ hơn mình. Họ không có nổi 10.000 đồng để ăn bánh ướt, vì thế, tôi cũng thường bán rẻ cho họ hoặc cho thêm nhiều thức ăn hơn. Dù mình nghèo nhưng thấy người khác khổ, bản thân lại không chịu được”, bà Lan cười, nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ước mơ ở tuổi xế chiều
17h, dưới cơn mưa nặng hạt, một cụ bà ngồi co ro dưới chiếc ô nhỏ tại góc đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TPHCM), bàn tay cố bảo vệ hàng bánh không bị ướt, khiến nhiều người thương cảm.
Không ít người tò mò, tấp vào hỏi: “Mưa lớn, sao nội không nghỉ bán một hôm?”. Nghe vậy, bà nhanh nhảu đáp: “Mưa thì mình che ô rồi bán tiếp, nghỉ bán thì nội không có… “lúa” ăn”.
Cụ bà tần tảo ấy là bà Tư (88 tuổi, quê tại tỉnh Bến Tre). Nhiều thực khách xem bà như người thân trong nhà nên thường gọi với tên thân thương là “nội Tư”. Dù nắng gắt, mưa to, bà Tư vẫn miệt mài cùng với quầy bánh, chỉ tạm nghỉ khi nào bệnh nặng. Bà lẩm bẩm nói: “Món bánh này đã theo tôi hơn 50 năm qua”.
“Các con nghèo nên tôi phải ráng làm để không trở thành gánh nặng. Lắm lúc, tôi tủi thân vì già cả mà vẫn phải mưu sinh. Nhưng tôi đành tự an ủi bản thân, trời cho số phận mình như vậy là tốt rồi, có chỗ ngồi bán, có đồng lời. Vì thế, nỗi buồn cũng vơi đi phần nào”, bà nói.
Cụ bà bộc bạch cứ 7h mỗi ngày, bà đều cùng 2 người cháu gái dậy sớm để chuẩn bị từng thau bột, nướng mẻ bánh,…
Đúng 17h, bà Tư sẽ tự mình đón xe ôm, di chuyển từ nhà đến điểm bán. Cụ bà cứ ngồi ở lề đường cùng hàng bánh, khi nào bán hết thì dọn hàng. Có những hôm, bà Tư ngồi đến nửa đêm mới về đến nhà.
Tại đây, bà Tư phục vụ nhiều loại bánh khác nhau như bánh bò nướng, bánh da lợn, bánh khoai mì nướng, bánh chuối nướng,… Mỗi miếng bánh giá 10.000 đồng. Ngoài bán trực tiếp, bà còn nhận làm bánh ú, bánh ít, giao cho những ngôi chùa trên địa bàn thành phố.
“Mỗi ngày tôi lãi được lãi được vài trăm nghìn đồng, chia một nửa cho các cháu mua đồ ăn uống hằng ngày. Khoảng còn lại, tôi giữ riêng cho mình để dành dụm cho tuổi xế chiều. Với cái tuổi này, “trời kêu ai nấy dạ” nên lỡ có yếu đi thì tôi vẫn có tiền tự lo cho mình”, cụ bà trải lòng.
Trân quý đồng tiền tự làm ra
Bà Tư sinh ra và lớn lên tại Bến Tre, hoàn cảnh gia đình thuộc diện khó khăn nên từ lúc nhỏ, bà phải mò tôm, bắt cá để sống qua ngày. Lớn lên, bà lập gia đình, sinh con, nhưng cuộc sống cũng không mấy khá giả.
Năm 26 tuổi, gia đình bà Tư lặn lội từ Bến Tre lên TPHCM lập nghiệp. Chồng làm công việc tự do, ai kêu gì làm nấy, còn bà bán các loại bánh quê hương để kiếm tiền bươn chải. Số tiền kiếm được không nhiều, hai vợ chồng phải gói ghém từng chút một để lo cho các con.
Thời gian đầu buôn bán, bà Tư rong ruổi khắp mọi nẻo đường, đi đến nỗi thuộc hết những con đường mà mình đã đi qua. Khi đôi chân đã mỏi mệt cũng là lúc bà tìm được chỗ bán ưng ý ở góc đường Trần Hưng Đạo.
“Có hôm tôi dầm mưa đến đêm mà vẫn chưa bán hết. Nhiều người đi qua thấy thương, họ liền mua ủng hộ để tôi được về sớm. Những lúc như vậy tôi thấy được an ủi nhiều lắm”, cụ bà cười hiền, để lộ nếp nhăn chi chít nơi khóe mắt.
Cách đây không lâu, chồng bà qua đời do bệnh nặng. Bà Tư giờ đây sống cùng với 2 cháu nội. Dù các con thường xuyên ngỏ lời đón về sống chung, cụ bà vẫn một mực từ chối. Sống cô đơn trong căn nhà, lắm lúc, bà Tư không tránh khỏi sự tủi thân. Thế nhưng, so với việc là gánh nặng cho con cháu, cụ bà chọn chấp nhận cuộc sống vất vả hơn.
“Các con không khá giả nên tôi ở một mình cho khỏe, tự kiếm tiền rồi lo cho bản thân. Đồng tiền mình tự kiếm lúc nào cũng đáng quý. Tôi cố gắng mưu sinh đến khi nào không còn sức thì thôi”, bà Tư trải lòng.
Trọng Khang
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bán bánh hơn 2 thập kỷ
8h, hàng bánh tráng tôm mỡ hành nằm sâu trong con hẻm 243 Phan Đình Phùng (quận Phú Nhuận, TPHCM) đã có vài vị khách đứng chờ sẵn. Hình ảnh một nữ chủ quán với chiếc lưng đau nhức, lúc nào cũng mỉm cười, tỉ mỉ dọn từng bọc bánh tráng cho thực khách, khiến ai nấy đều ấm lòng.
Không để khách chờ lâu, chị Loan (SN 1972, quê Tiền Giang), chủ quán, cấp tốc cầm trên tay bịch tráng trắng kèm theo hành phi, đậu phộng đã chuẩn bị từ sớm, rồi cho thêm sốt tôm khô, mỡ hành, ớt bột.
Quầy bánh tráng của chị Loan đơn thuần chỉ là chiếc bàn nhựa dựng tạm trước mái hiên nhà, bày một vài nguyên liệu cho việc buôn bán. Thoạt nhìn đơn sơ nhưng hàng ăn đã tồn tại hơn 25 năm.
“Để duy trì lâu được như vậy, một phần là nhờ vào sốt tôm”, chị Loan bộc bạch.
5h sáng mỗi ngày, gia đình chị Loan đã phải thức dậy để chuẩn bị nguyên liệu. Chẳng ai nói với ai câu nào, mỗi người một công đoạn từ cắt bánh tráng đến sơ chế tôm khô, mỡ hành,… Riêng nước sốt tôm, chị Loan tỉ mỉ dành hơn 1 tiếng để chế biến.
Cứ đến 8h, quầy hàng bắt đầu mở bán đến 18h. Hằng ngày, quầy bánh tráng bán 500-600 bịch, với giá 7.000-10.000 đồng/bịch. Thời gian đông khách nhất thường là buổi sáng và chiều.
“Đa phần thực khách ở đây là nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh. Nhiều sinh viên thường đến mua bánh tráng của tôi để bán lại, kiếm tiền. Thấy vậy, tôi lấy giá phải chăng để bọn nhỏ có đồng ra đồng vô”, chị nói.
Khách hàng ra vào liên tục khiến chị Loan phải ngồi trộn bánh tráng nhiều giờ đồng hồ. Lâu dần, người phụ nữ tần tảo cũng bị bệnh gai cột sống, thoát vị đĩa đệm hành hạ. Vì thế, chồng và em chồng phải thay phiên hỗ trợ.
Tuy có nhiều vất vả, gia đình chị Loan lúc nào cũng vui vẻ, nương tựa nhau mà sống, vì quầy bánh tráng chính là “chén cơm” của cả nhà.
Ước mơ thoát nghèo từ nhỏ
Do hoàn cảnh khó khăn, chị Loan kể bản thân đã nghỉ học từ năm lớp 9, ra đời bươn chải nhiều công việc khác nhau để phụ giúp gia đình.
“Tôi khao khát được cắp sách đến trường như bao bạn trẻ khác, thế nhưng cái nghèo đã “giết” đi hoài bão trong tôi. Dù buồn nhưng thấy bố mẹ vất vả, tôi càng đau lòng hơn. Vì thế, tôi quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, để gia đình và các con của mình sau này không phải trải qua cảnh nghèo khổ tương tự”, chị Loan bộc bạch.
Năm 2000, chị Loan từ Tiền Giang, một mình lên TPHCM lập nghiệp. Thấy người trẻ thích ăn vặt, chị học làm bánh tráng tôm mỡ hành, rồi thử mở bán. Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm, hàng bánh tráng chưa được nhiều người ủng hộ.
Năm 2004, chị Loan về quê sinh con rồi lần nữa quay lại thành phố. Trong khoảng thời gian này, người mẹ trẻ vừa chật vật nuôi con, vừa nghiên cứu cách trộn bánh tráng sao cho thu hút người dùng.
Thời điểm ấy, chị Loan gặp vô vàn khó khăn. Do chưa có kinh nghiệm trong việc chế biến, chị bị khách hàng phản hồi về nước sốt tôm khô lúc mặn, lúc nhạt.
“Lúc đó, tôi dường như bế tắc, muốn từ bỏ. Nhưng ngó sang đứa con còn đỏ hỏn, tôi nghĩ nếu bỏ cuộc thì tương lai của con sẽ phải nghỉ học, sống cuộc đời vất vả như mình. Tôi dường như thức tỉnh, cố gắng tìm cách vượt qua thử thách”, chị Loan chia sẻ.
Mỗi khi khách hàng góp ý, chị Loan đều chú ý lắng nghe, rồi dành phần lớn thời gian để thử nghiệm. Sau nhiều lần thất bại, chị sáng tạo cho mình công thức nước sốt riêng, khiến không ít khách hàng mê mẩn.
Dần đà, tiếng lành đồn xa, hàng bánh tráng của chị càng trở nên nổi tiếng, thực khách kéo đến ngày một đông. Lắm lúc, chị có thể bán hơn 1.000 bịch/ngày, chị phải nhờ người thân phụ giúp thì làm mới xuể. Nhờ đó, chị Loan có tiền cho con ăn học, nuôi sống cả gia đình.
Năm 2022, người mẹ tần tảo bỗng vỡ òa, chạy khoe khắp xóm khi nghe tin con gái thông báo trúng tuyển vào đại học.
“Suốt 12 năm liền, con đều tự học. Tôi tự hào về con và thấy bao nhiêu công sức của mình đã được đền đáp.
Tôi cảm ơn vì bản thân đã kiên trì vượt qua khó khăn. Giờ đây, cuộc sống tôi rất trọn vẹn, được chồng yêu thương, con ngoan ngoãn. Bấy nhiêu là đã đủ mãn nguyện đối với tôi”, chị Loan trải lòng.
Trọng Khang
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ đoạn clip chuyện về chiếc bánh kem sinh nhật có giá hơn 100 triệu đồng.
Nhận chiếc bánh mừng sinh nhật là món quà người chồng ở xa dành tặng, người phụ nữ tỏ vẻ hào hứng, hồi hộp. Thổi nến xong, chị vướng tay khi cắt bánh. Từ trong bánh bật lên một tờ tiền.
Nữ chủ nhân của chiếc bánh nhón tay rút tờ tiền màu xanh lên. Không ngờ tiền tùn tùn kéo dây lên. Sợi dây rất dài, toàn giấy bạc polymer màu xanh lét, mệnh giá 500.000 đồng được kéo ra trong tiếng hò reo của những người chứng kiến.
Dây tiền rút ra từ chiếc bánh gom lại được thành một ôm lớn. Những người tham gia tiệc sinh nhật trên vỉa hè sử dụng một túi ni lông cỡ đại để nữ chủ nhân cuộn dây tiền cho vào trước khi tách bỏ từng tờ để… kiểm đếm.
Đoạn clip sau khi đăng tải trên mạng xã hội thu hút hơn 10 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận. Theo dõi khoảnh khắc hạnh phúc của người phụ nữ, hội chị em không khỏi xuýt xoa, nhảy vào xin vía.
Người đăng tải đoạn clip “triệu view” đó là anh Nguyễn Đức Tài, một thợ làm bánh, cũng là chủ một cửa hàng bánh ngọt tại Hà Nội. Anh cho biết, chiếc bánh đặc biệt có phần nhân được làm bằng những tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Tài thốt lên: “Dù bán bánh gato, tôi không khỏi “gato” hết nấc với nữ chủ nhân chiếc bánh kem hơn 100 trăm triệu đồng đó”.
Anh cũng chia sẻ cả những video ghi lại toàn bộ quá trình làm chiếc bánh.
Anh Tài cho biết, vị khách hàng trong clip đã đặt anh làm chiếc bánh kem rút tiền có giá trị 100 triệu đồng để tặng vợ trong ngày sinh nhật. Do bận công tác xa nhà, vị khách muốn bù đắp cho vợ mình bằng món quà đặc biệt khi không thể ở bên chị trong ngày sinh nhật.
“Chốt xong phương án, khách chuyển khoản ngay 100 triệu đồng, kèm theo lời nhắn: “Anh chỉ việc làm một chiếc bánh thật đẹp và giao tận tay vợ em là được”.
Sau khi người vợ “khui” món quà giá trị, anh chồng còn tuyên bố tặng tất cả mọi người có mặt trong bữa tiệc mỗi người một tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. Chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của khách hàng, tôi lấy điện thoại ra quay để làm kỉ niệm”, anh Tài kể lại.
Chủ tiệm bánh ngọt cho biết, mỗi khi nhận đơn hàng làm bánh rút tiền, anh là người trực tiếp làm bánh cho khách, từ công đoạn dán tiền, quấn ổ tiền… bởi đây là những công đoạn rất nhạy cảm.
Mặc dù rất tin tưởng nhân viên của mình, song chủ cửa hàng bánh ngọt luôn yêu cầu tuân thủ nguyên tắc đứng trước camera trong toàn bộ quá trình làm bánh. Khi khách hàng phản ánh về chiếc bánh, cửa hàng sẽ công khai toàn bộ các công đoạn đếm tiền, dán tiền và làm bánh.
“Với những chiếc bánh có số tiền lớn, chúng tôi đều yêu cầu người đặt bánh tới cửa hàng để nhận. Trong trường hợp khách hàng bận, tôi trực tiếp ‘áp tải’, giao bánh cho khách.
Toàn bộ quá trình đi giao hàng, chúng tôi cũng quay video lại để nếu chẳng may có sự cố xảy ra còn có cơ sở giải quyết”, anh Tài nói.
Hụt một đồng cũng “một mất mười ngờ”
Hơn chục năm theo đuổi nghề làm bánh, theo anh Tài, đây là một công việc thú vị, cho thu nhập tốt cũng như những trải nghiệm đáng nhớ. Trong đó, có những khoảnh khắc người thợ không thể nào quên, đặc biệt là sự cố xảy ra khi làm những chiếc bánh kem rút tiền.
“Rất nhiều người đặt hàng tôi làm bánh sinh nhật rút tiền. Phổ biến nhất là những chiếc bánh 100-200 trăm triệu, thậm chí có khách đặt chiếc bánh 1 tỷ đồng”, anh Tài nói.
Anh cho biết, so với những chiếc bánh kem thông thường, tiền công làm bánh rút tiền chỉ cao hơn 200.000-300.000 đồng, song trách nhiệm và rủi ro đi kèm lớn hơn rất nhiều.
Mỗi lần nhận đơn hàng đặc biệt, anh Tài lại nhớ đến sự cố một nhân viên của cửa hàng làm thiếu 5 triệu đồng của khách. Chủ cửa hàng khi đó phải hứng chịu rất nhiều “gạch đá” từ những người ngoài cuộc.
Nhắc lại chuyện cũ, anh Tài cho biết, một lần khi đang ở Thanh Hóa dự khai trương tiệm bánh của học viên, anh nhận được phản ánh khách đặt chiếc bánh 100 triệu đồng nhưng khi rút tiền, kiểm đếm thì thấy thiếu 5 triệu đồng.
Trước đó, vị khách quen mang 100 triệu tiền mặt đến cửa hàng nhờ anh Tài làm 2 chiếc bánh kem rút tiền. Một chiếc bánh bên trong nhét 95 triệu đồng và chiếc bánh còn lại 5 triệu đồng.
“Lúc đầu, khách do dự, đặt 1 chiếc bánh 90 triệu và một chiếc 10 triệu. Cuối cùng, vị khách vẫn chốt phương án như ban đầu, một chiếc bánh 95 triệu đồng và 1 chiếc 5 triệu đồng.
Trong lúc đếm tiền, khách nhờ tôi đổi 5 triệu đồng thành các tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng để lúc rút tiền kéo dài hơn, vui vẻ, hấp dẫn hơn. Bạn quản lý ở cửa hàng đã nhầm lẫn, trong đầu vẫn nghĩ là khách đặt 1 chiếc bánh 90 triệu, 1 chiếc 10 triệu nên đếm 10 triệu đưa cho tôi để đổi tiền.
Nhận tiền từ quản lý, tôi không đếm lại, vẫn báo đổi 5 triệu đồng mệnh giá 200.000 đồng. Sau khi rút hết tiền bên trong bánh, khách hàng phản ánh tổng số tiền bên trong 2 chiếc bánh chỉ có 95 triệu đồng, thiếu 5 triệu đồng.
Để xảy ra sự cố đó, tôi đã xin lỗi và chuyển khoản 5 triệu đồng trả lại cho khách. Tiếp đó, tôi gọi điện trao đổi với bạn quản lý để tìm ra nguyên nhân thiếu tiền của khách.
Chúng tôi làm chậm video khách rút tiền để đếm và quả thật thấy thiếu 5 triệu đồng. Nhờ có camera ở cửa hàng ghi lại toàn bộ quá trình làm bánh, hiểu lầm mới được giải quyết”, anh Tài chia sẻ.
Chủ cửa hàng sau đó nhận không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, chủ cửa hàng vì “nuốt không trôi” 5 triệu đồng của khách mới phải trả lại.
“Tôi không dám trách mọi người. Nếu là tôi ở vị trí của khách hàng hoặc những người ngoài cuộc, chưa hiểu rõ sự tình, tôi cũng không chấp nhận việc bị mất 5 triệu đồng như vậy.
Tuy nhiên, không ai vì 5 triệu đồng mà đánh đổi uy tín cả chục năm trời gây dựng”, anh Tài quả quyết.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ đoạn clip chuyện về chiếc bánh kem sinh nhật có giá hơn 100 triệu đồng.
Nhận chiếc bánh mừng sinh nhật là món quà người chồng ở xa dành tặng, người phụ nữ tỏ vẻ hào hứng, hồi hộp. Thổi nến xong, chị vướng tay khi cắt bánh. Từ trong bánh bật lên một tờ tiền.
Nữ chủ nhân của chiếc bánh nhón tay rút tờ tiền màu xanh lên. Không ngờ tiền tùn tùn kéo dây lên. Sợi dây rất dài, toàn giấy bạc polymer màu xanh lét, mệnh giá 500.000 đồng được kéo ra trong tiếng hò reo của những người chứng kiến.
Dây tiền rút ra từ chiếc bánh gom lại được thành một ôm lớn. Những người tham gia tiệc sinh nhật trên vỉa hè sử dụng một túi ni lông cỡ đại để nữ chủ nhân cuộn dây tiền cho vào trước khi tách bỏ từng tờ để… kiểm đếm.
Đoạn clip sau khi đăng tải trên mạng xã hội thu hút hơn 10 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận. Theo dõi khoảnh khắc hạnh phúc của người phụ nữ, hội chị em không khỏi xuýt xoa, nhảy vào xin vía.
Người đăng tải đoạn clip “triệu view” đó là anh Nguyễn Đức Tài, một thợ làm bánh, cũng là chủ một cửa hàng bánh ngọt tại Hà Nội. Anh cho biết, chiếc bánh đặc biệt có phần nhân được làm bằng những tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Tài thốt lên: “Dù bán bánh gato, tôi không khỏi “gato” hết nấc với nữ chủ nhân chiếc bánh kem hơn 100 trăm triệu đồng đó”.
Anh cũng chia sẻ cả những video ghi lại toàn bộ quá trình làm chiếc bánh.
Anh Tài cho biết, vị khách hàng trong clip đã đặt anh làm chiếc bánh kem rút tiền có giá trị 100 triệu đồng để tặng vợ trong ngày sinh nhật. Do bận công tác xa nhà, vị khách muốn bù đắp cho vợ mình bằng món quà đặc biệt khi không thể ở bên chị trong ngày sinh nhật.
“Chốt xong phương án, khách chuyển khoản ngay 100 triệu đồng, kèm theo lời nhắn: “Anh chỉ việc làm một chiếc bánh thật đẹp và giao tận tay vợ em là được”.
Sau khi người vợ “khui” món quà giá trị, anh chồng còn tuyên bố tặng tất cả mọi người có mặt trong bữa tiệc mỗi người một tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng. Chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của khách hàng, tôi lấy điện thoại ra quay để làm kỉ niệm”, anh Tài kể lại.
Chủ tiệm bánh ngọt cho biết, mỗi khi nhận đơn hàng làm bánh rút tiền, anh là người trực tiếp làm bánh cho khách, từ công đoạn dán tiền, quấn ổ tiền… bởi đây là những công đoạn rất nhạy cảm.
Mặc dù rất tin tưởng nhân viên của mình, song chủ cửa hàng bánh ngọt luôn yêu cầu tuân thủ nguyên tắc đứng trước camera trong toàn bộ quá trình làm bánh. Khi khách hàng phản ánh về chiếc bánh, cửa hàng sẽ công khai toàn bộ các công đoạn đếm tiền, dán tiền và làm bánh.
“Với những chiếc bánh có số tiền lớn, chúng tôi đều yêu cầu người đặt bánh tới cửa hàng để nhận. Trong trường hợp khách hàng bận, tôi trực tiếp ‘áp tải’, giao bánh cho khách.
Toàn bộ quá trình đi giao hàng, chúng tôi cũng quay video lại để nếu chẳng may có sự cố xảy ra còn có cơ sở giải quyết”, anh Tài nói.
Hụt một đồng cũng “một mất mười ngờ”
Hơn chục năm theo đuổi nghề làm bánh, theo anh Tài, đây là một công việc thú vị, cho thu nhập tốt cũng như những trải nghiệm đáng nhớ. Trong đó, có những khoảnh khắc người thợ không thể nào quên, đặc biệt là sự cố xảy ra khi làm những chiếc bánh kem rút tiền.
“Rất nhiều người đặt hàng tôi làm bánh sinh nhật rút tiền. Phổ biến nhất là những chiếc bánh 100-200 trăm triệu, thậm chí có khách đặt chiếc bánh 1 tỷ đồng”, anh Tài nói.
Anh cho biết, so với những chiếc bánh kem thông thường, tiền công làm bánh rút tiền chỉ cao hơn 200.000-300.000 đồng, song trách nhiệm và rủi ro đi kèm lớn hơn rất nhiều.
Mỗi lần nhận đơn hàng đặc biệt, anh Tài lại nhớ đến sự cố một nhân viên của cửa hàng làm thiếu 5 triệu đồng của khách. Chủ cửa hàng khi đó phải hứng chịu rất nhiều “gạch đá” từ những người ngoài cuộc.
Nhắc lại chuyện cũ, anh Tài cho biết, một lần khi đang ở Thanh Hóa dự khai trương tiệm bánh của học viên, anh nhận được phản ánh khách đặt chiếc bánh 100 triệu đồng nhưng khi rút tiền, kiểm đếm thì thấy thiếu 5 triệu đồng.
Trước đó, vị khách quen mang 100 triệu tiền mặt đến cửa hàng nhờ anh Tài làm 2 chiếc bánh kem rút tiền. Một chiếc bánh bên trong nhét 95 triệu đồng và chiếc bánh còn lại 5 triệu đồng.
“Lúc đầu, khách do dự, đặt 1 chiếc bánh 90 triệu và một chiếc 10 triệu. Cuối cùng, vị khách vẫn chốt phương án như ban đầu, một chiếc bánh 95 triệu đồng và 1 chiếc 5 triệu đồng.
Trong lúc đếm tiền, khách nhờ tôi đổi 5 triệu đồng thành các tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng để lúc rút tiền kéo dài hơn, vui vẻ, hấp dẫn hơn. Bạn quản lý ở cửa hàng đã nhầm lẫn, trong đầu vẫn nghĩ là khách đặt 1 chiếc bánh 90 triệu, 1 chiếc 10 triệu nên đếm 10 triệu đưa cho tôi để đổi tiền.
Nhận tiền từ quản lý, tôi không đếm lại, vẫn báo đổi 5 triệu đồng mệnh giá 200.000 đồng. Sau khi rút hết tiền bên trong bánh, khách hàng phản ánh tổng số tiền bên trong 2 chiếc bánh chỉ có 95 triệu đồng, thiếu 5 triệu đồng.
Để xảy ra sự cố đó, tôi đã xin lỗi và chuyển khoản 5 triệu đồng trả lại cho khách. Tiếp đó, tôi gọi điện trao đổi với bạn quản lý để tìm ra nguyên nhân thiếu tiền của khách.
Chúng tôi làm chậm video khách rút tiền để đếm và quả thật thấy thiếu 5 triệu đồng. Nhờ có camera ở cửa hàng ghi lại toàn bộ quá trình làm bánh, hiểu lầm mới được giải quyết”, anh Tài chia sẻ.
Chủ cửa hàng sau đó nhận không ít “gạch đá” từ cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, chủ cửa hàng vì “nuốt không trôi” 5 triệu đồng của khách mới phải trả lại.
“Tôi không dám trách mọi người. Nếu là tôi ở vị trí của khách hàng hoặc những người ngoài cuộc, chưa hiểu rõ sự tình, tôi cũng không chấp nhận việc bị mất 5 triệu đồng như vậy.
Tuy nhiên, không ai vì 5 triệu đồng mà đánh đổi uy tín cả chục năm trời gây dựng”, anh Tài quả quyết.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bỏ nghề ổn định, theo đuổi đam mê
Năm 2015, Nguyễn Thị Phương Nguyên (ngụ tại tỉnh Bình Dương) bắt đầu làm việc cho những phòng thuốc tại quê nhà, với mức lương 5 triệu đồng/tháng.
Suốt 4 năm, công việc dù ổn định nhưng thu nhập chỉ đủ đáp ứng cuộc sống khiến Nguyên chán nản. Vậy nên, năm 2019, chị quyết định nghỉ việc trước sự phản đối của gia đình, bạn bè và bắt đầu theo đuổi sự nghiệp làm bánh.
“Mọi người cho rằng dược sĩ là một nghề cao quý, ổn định, khuyên tôi không nên bỏ nghề để mạo hiểm khởi nghiệp. Thế nhưng, tôi còn trẻ, tôi biết mình muốn gì và sẵn sàng đối mặt với thử thách”, chị nói.
Thời gian đầu, chị Nguyên chỉ có 30 triệu đồng tích cóp suốt 4 năm đi làm, chẳng có kinh nghiệm làm bánh. Lúc ấy, cô gái mới mày mò lên mạng, tìm kiếm công thức và theo dõi các lớp dạy làm bánh trực tuyến.
Chưa có nhiều kinh nghiệm, những mẻ bánh đầu tiên hỏng liên tục, nhưng không vì thế mà chị bỏ cuộc. Dần dà, bánh làm ra càng hoàn thiện hơn. Dù không đẹp mắt, những chiếc bánh ấy vẫn nhận được sự khen ngợi khi Nguyên mang đi mời người thân, bạn bè ăn thử.
Chị lấy đó làm động lực, đăng tải thêm nhiều sản phẩm lên mạng xã hội để bán. Từ một “tay mơ” mới vào nghề, thời điểm đó, cô gái có thể kiếm được 1-2 triệu đồng/ngày từ việc bán bánh. Gia đình thấy công việc “ăn nên làm ra” nên cũng ủng hộ chị theo đuổi.
Càng theo đuổi nghề, chị càng nhận ra bản thân có thiên hướng nghệ thuật, thường sáng tạo kiểu dáng của bánh kem theo kiểu độc lạ. Vì vậy, đầu năm 2020, Nguyên quyết định mở tiệm bánh, tìm hiểu và đặt mục tiêu sẽ làm ra những chiếc bánh đầy nghệ thuật.
Từ đây, chị biết đến fondant, một hỗn hợp kẹo dẻo được làm ra từ quá trình nấu chảy đường và bột. Loại fondant này khá linh hoạt, dễ tạo màu và tạo mùi, rất được ưa chuộng trong việc tạo lớp phủ bên ngoài cùng cho mặt bánh hay nặn hình thù trang trí theo ý muốn.
Ngoài ra, lớp phủ mà fondant tạo ra có giá trị thẩm mỹ rất cao với bề mặt láng mịn và bóng mờ. Chúng cũng không dễ nhăn nheo hay gãy nứt và có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao trong nhiều giờ của các bữa tiệc ngoài trời.
Những chiếc bánh “quái dị” nhiều người mê
Biết được ưu điểm của loại bánh mới lạ ấy, Nguyên bắt tay vào tạo hình nhiều sản phẩm “quái dị” như đầu phù thủy, búp bê mặt người, hòn non bộ,… Song song với đó, chị cũng làm những chiếc bánh đơn giản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo bà chủ tiệm bánh, đối với những chiếc bánh đơn giản, chị chỉ mất 30 phút để hoàn thành nên được bán với giá 200.000-600.000 đồng. Còn những chiếc bánh nghệ thuật, chị mất đến 3-4 tháng mới làm xong nên giá dao động từ 7 đến 15 triệu đồng/cái.
“Mức giá cao nên mỗi lần giao bánh cho khách, tôi rất hồi hộp. Mình tự tin với sản phẩm vì đã dồn rất nhiều tâm tư vào đó, chỉ lo không vừa ý khách thôi. Nhưng may mắn, lần nào giao hàng khách cũng vui vẻ, hài lòng”, Nguyên nói.
Tiếng lành đồn xa, không lâu sau Nguyên tuyển thêm 7 nhân viên. Hằng ngày, tiệm bán được khoảng 20 chiếc bánh. Chị Nguyên phải luôn có mặt ở tiệm, làm việc quần quật cả ngày thì mới kịp giao hàng cho khách.
“Những chiếc bánh phục vụ các bữa tiệc lớn là vất vả nhất, vì nó có nhiều tầng. Lắm lúc, tôi và nhân viên phải thức làm bánh từ tối đến 2h ngày hôm sau”, chị chia sẻ.
Để có thêm nhiều kinh nghiệm, Nguyên mang bánh của mình đi dự nhiều cuộc thi trên thế giới, với sự tham gia của không ít chuyên gia nổi tiếng. Đến nay, chị đã gặt hái cho mình giải thưởng “Top 5 Cuộc Thi Đầu Bếp Bánh Tài Năng 2021”, làm giám khảo bánh nghệ thuật quốc tế,…
“Nhớ nhất là cuộc thi ở Phillipines. Lúc đó, tôi thiếu nhiều nguyên liệu, dụng cụ làm bánh. Bản thân bối rối nhưng tôi vẫn cố bình tĩnh hết sức để tìm cách. Cuối cùng, tôi vỡ òa khi nhận được giải thưởng, huy chương và bằng khen.
Một kỷ niệm đáng nhớ khác là khi tôi mang chiếc bánh sâu bướm nặng hơn 11kg đi thi. Lúc đó, chiếc bánh quá nặng nên tôi phải bắt vít cố định vào phần thân để tạo hình. Quá trình làm hơn 1 ngày rưỡi, tôi quên cả ăn, uống. May mắn, bản thân cũng đem về giải bạc và giải đồng nhờ tác phẩm ấy”, Nguyên bộc bạch.
“Bản thân tôi còn nhiều khiếm khuyết nhưng chiếc bánh tôi làm ra phải luôn hoàn hảo. Điều đó thể hiện sự tôn trọng khách hàng, cũng như tôn trọng nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Nghề này rất cần đầu tư công sức, thời gian, tình cảm vào thì mới trụ được với nghề. Vì thế, người làm nghề này thường thức khuya, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe”, chị chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Cơ sở bán ú tro của gia đình ông Lê Phước Á tại làng Hoán Mỹ (khu Song Mỹ, thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc) đã hoạt động hơn 30 năm nay. Từ mùng 1/5 âm lịch, cả gia đình ông đã rộn ràng đắp lò, ngâm nếp, làm sạch lá… để kịp gói bánh cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh Quảng Nam.
Theo ông Á, bánh ú tro được làm từ gạo nếp quê ngâm với nước tro (được lắng từ tro mè). Nếp sau khi ngâm 8 tiếng có màu hơi ngả vàng. Lá để gói bánh được đặt mua từ vùng núi cao huyện Phước Sơn, Đông Giang rồi đem về được phơi nắng, cắt gọn và làm sạch.
Sau khi gói xong, bánh được nấu chín trong khoảng 4-5 giờ để đảm bảo được độ dẻo đặc trưng.
“Công đoạn từ chuẩn bị lá, nguyên liệu đến gói bánh đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Dự kiến dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, gia đình cung ứng khoảng 40.000 bánh các loại gồm không nhân và có nhân ra thị trường”, ông Á chia sẻ.
Hiện nay, ở làng Hoán Mỹ có hơn 70 hộ làm nghề gói bánh ú tro dịp Tết Đoan Ngọ và các dịp ngày rằm, mùng 1 (âm lịch) hằng tháng. Tuy nhiên, dịp Tết Đoan Ngọ và Tết Nguyên đán, lượng bánh được tiêu thụ mạnh nhất.
Đa phần số lượng bánh ú tro cả làng sản xuất đều có bạn hàng đặt trước để bỏ mối ở các chợ. Theo người dân làng Hoán Mỹ, thời điểm này, ai có việc riêng cũng thường tạm gác lại, tập trung cho việc gói bánh phục vụ ngày 5/5 âm lịch.
Các cơ sở cũng huy động tối đa thợ gói bánh để có thể cung ứng đủ số lượng cho khách hàng. Đa phần những thợ bánh này là các bà nội trợ, học sinh, sinh viên đang dịp nghỉ hè muốn kiếm thêm thu nhập. Tiền công được tính theo sản lượng, 1.000 bánh được trả công 300.000 đồng.
Ông Lê Phước Thiện (làng Hoán Mỹ) cho hay, cận Tết Đoan Ngọ, ông phải thuê nhiều người gói mới kịp giao cho khách. Năm nay, cả làng ai nấy đều phấn khởi vì lượng bánh được khách đặt mua khá nhiều. Bánh làm bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Bánh ú tro được tiêu thụ khắp các địa phương trong tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng… Dù trải qua nhiều giai đoạn lịch sử nhưng người dân xứ Quảng vẫn cố gắng giữ gìn, duy trì nghề làm bánh ú tro truyền thống vào mỗi dịp Tết Đoan ngọ.
Đây không chỉ là nghề giúp cải thiện thêm thu nhập, mà còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực lưu truyền bao thế hệ, đặc trưng của người dân Quảng Nam.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Doanh thu giảm nửa so với trước dịch Covid-19
20h, khu chợ Cầu Cống (đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, TPHCM) vẫn tấp nập người qua lại. Thời điểm này, tiểu thương ở khu chợ vẫn còn làm việc, người lao động tự do thì tất bật trở về nhà.
Lúc này, xe bánh mì của chị Lê Thúy Liễu (44 tuổi) vào giờ “cao điểm”. Khách đến mua liên tục. Chị Liễu cùng 2 nhân viên luôn tay làm bánh mì. Chẳng mấy chốc, nguyên liệu đã hết trong nửa giờ đứng bán, chị Liễu phải vào bên trong lấy thêm hàng để phục vụ thực khách.
Chị Liễu cho hay, xe bánh mì luôn mở bán từ 15h, nhưng khoảng thời gian đông khách nhất là vào buổi tối. Bởi đó là thời điểm người lao động tự do tan làm, ghé đến tiệm mua bánh mì ăn tối thay cơm. Xe bánh mì mở qua khuya, đến 1h sáng hôm sau mới nghỉ.
Hàng bánh mì của chị Liễu có đa dạng các loại nhân như phá lấu, chả lụa, trứng, thịt khìa… vợ chồng chị chuẩn bị nấu nướng mỗi ngày.
Nhờ vậy “thịt thật”, “trứng thật”, giá cả lại dễ chịu, hầu hết người ăn dần trở thành khách quen nhiều năm.
Mỗi ổ bánh mì có giá 18.000-25.000 đồng, tùy vào loại nhân ăn cùng. Giá mỗi ổ bánh có thể giảm hoặc tăng tùy theo nhu cầu của thực khách. Nhưng hễ thấy ai khó khăn, nhìn cảnh người lao động đã lớn tuổi vẫn vất vả mưu sinh, chị Liễu đều âm thầm tặng bánh hoặc lấy nhiều nhân hơn đôi chút.
Được biết, hàng bánh mì của chị Liễu bán 300-400 ổ/ngày. Doanh số này, theo nữ chủ quán, đã là giảm một nửa so với thời điểm trước Covid-19.
“Bán hàng ăn thế này vất vả lắm. Vợ chồng tôi phải dậy sớm để lấy hàng mới, vì không dùng nguyên liệu để qua đêm. Công đoạn sơ chế cũng do chúng tôi chuẩn bị, quần quật đến giờ bán rồi dọn hàng, tới 5h sáng mới ngả lưng, cứ thế thành một vòng lặp đi lặp lại đã 17 năm qua”, chị Liễu nói.
Theo bà chủ xe bánh mì, nghề này vất vả vì người bán phải chọn lựa, sơ chế nguyên liệu kỹ càng, vệ sinh. Kinh doanh thực phẩm, vấn đề liên quan đến sức khỏe của thực khách là quan trọng nhất. Tâm thế ấy mang lại uy tín cho tiệm bánh đã 17 năm tuổi.
“Xe bánh chúng tôi đặt tên là “bánh mì Ông Mập” vì ngày xưa chồng tôi mập lắm, người ta hay gọi anh ấy như vậy. Nhưng làm việc nhiều quá nên giờ ảnh ốm lại luôn, không còn mập nữa”, chị Liễu cười, nói.
Không có dư vì tin và giúp người
Chị Liễu bộc bạch, xe bánh mì này là tâm huyết của chồng chị, anh Lưu Vạn An (56 tuổi). Trước đây, chị Liễu ở Vĩnh Long lên TPHCM lập nghiệp rồi gặp anh An.
Đứng trước lựa chọn về chồng lệch tới 13 tuổi, chị Liễu đã gật đầu, vì ưng cái tính hiền lành, sự chân thành của người đàn ông đứng tuổi. Sau khi cưới, chị cười kể, vợ chồng cũng khá “khắc khẩu”, khác biệt tuổi tác, nhưng anh thực sự một mực yêu thương vợ, dù có cự cãi qua lại, cặp đôi làm gì cũng có nhau.
Thời đó, anh An làm bảo vệ, lương chỉ 600.000 đồng/tháng. Ngày vợ mang bầu, sợ không có tiền lo cho con nhỏ sắp chào đời, anh An đi làm thêm, phụ việc ở nhà hàng để tăng thu nhập.
Sau 1 năm, vì đam mê nấu ăn, anh quyết định bỏ việc, dùng 8 triệu đồng tích cóp để thuê nhà, mở xe bán bánh mì. Đó cũng là lúc cô con gái đầu lòng của anh chị được 1 tuổi.
“Chúng tôi chỉ có cô con gái duy nhất đó nên quyết làm mọi việc vì con. Ngày đó gia đình khó khăn lắm, ngày bán chỉ vài chục ổ bánh, đủ tiền cho con uống sữa, còn vợ chồng tôi ăn uống tạm bợ qua ngày”, chị Liễu nhớ lại.
Dần dà, hàng bánh mì của anh chị thành quen thuộc với người lao động ở khu vực chợ Cầu Cống. Từ vài chục ổ, mỗi ngày anh chị bán 600-800 ổ bánh mì, doanh thu “khủng”.
Ông bà chủ xe bánh cùng cười xòa kể, cả hai cũng từng cùng nhau đi qua những ngày ế khách, phải ăn bánh mì trừ cơm.
Thương con gái, vợ chồng chị luôn chăm chỉ làm ăn, kiếm tiền để cho con đi học. Hàng bánh mì chỉ vắng bóng anh An những lúc anh đưa con gái đến trường, rồi gần đây là đưa đón con đi làm.
Kể chuyện vui vẻ khi vẫn luôn tay, chị Liễu chợt khựng lại, ngại ngùng thú nhận, vợ chồng chị vẫn ở căn nhà thuê để bán bánh mì suốt 17 năm qua. Con gái anh chị mới đây đã qua ở nhà cùng bố mẹ chồng.
“Nói ra thì ngại nhưng tới giờ chúng tôi vẫn chưa mua được căn nhà. Nhiều năm mà tiền làm ra không biết vì sao cũng đi đâu hết, không có dư”, chị Liễu cười xòa.
Bà chủ hàng bánh mì chia sẻ, vợ chồng chị có “sở thích” giúp người thân trong gia đình. Hễ thấy ai trong gia đình khó khăn hoặc bạn bè đến mượn tiền, chị đều rộng rãi đưa mà không lên tiếng đòi lại.
“Thấy người ta như vậy không lẽ mình có mà mình không giúp. Coi như ông trời cho mình chén cơm nuôi con học lên đại học, mình trả lại phúc đức, lo cho người thân trong nhà. Giờ vợ chồng tôi chưa có đủ tiền mua một căn nhà riêng, nhưng còn sức còn làm, cứ tích cóp rồi cũng có ngày thỏa nguyện”, chị Liễu tâm niệm.
Chị Hà Thu, tiểu thương kinh doanh tại khu chợ, cho biết vợ chồng chị Liễu vẫn đang ở nhà thuê, cũng là nơi bán bánh mì suốt nhiều năm qua.
“Chị Liễu hiếm khi đi chơi nên hàng bánh mì không mấy lúc vắng bóng vợ chồng chị. Vợ chồng Liễu hiền lành lắm, cả hai chỉ chí thú làm ăn, không ham chơi, cờ bạc gì cả và rất lo cho gia đình, người thân”, chị Thu nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
|
|
Mô tả công việc | : | >C.ty việt hương cần tuyển 15 nv nam phụ kho bốc xếp bánh kẹo hàng siêu thị. >(Lương + phụ cấp cơm = 600 ngàn /ngày hỗ trợ nhà ở miễn phí)_ >Cấp phát lương vào 5h30 chiều hàng ngày. >Thực hiện bốc xếp hàng theo hướng dẫn của quản lý,tổ trưởng kho. >Mặt hàng chuyên là sữa,bánh kẹo hàng tạp hóa. -*Thời gian: -*Lưu ý!! -*Liên hệ đăng ký vị trí quận huyện nơi làm việc cụ thể. >ĐC: TỔNG CTY CP-SX&TM VIỆT HƯƠNG 1072-KP3 KHA VẠN CÂN, THỦ ĐỨC, TP.HCM |
Kỹ năng công việc | : | Không yêu cầu |
Thời gian thử việc | : | Nhận việc ngay |
Các chế độ khác | : | -*Quyền Lợi: >Thu nhập tương xứng với khả năng làm việc. >Chuyên cần = 500 ngàn/tuần. >Phụ cấp 2triệu tiền xăng xe + nhà trọ nếu nv không ở lại c.ty. >Từ tháng thứ 2 được tăng lương theo năng lực, được tham gia |
Yêu cầu hồ sơ | : | *Bộ hồ sơ không cần công chứng gồm: +01 đơn xin việc. +01 sơ yếu lý lịch. + 01 sổ hộ khẩu photo. + 02 giấy chứng minh nhân dân photo. + 02 ảnh 3*4 |
Việc làm tuyển dụng
>C.ty việt hương cần tuyển 15 nv nam đi theo lơ xe ôtô tải nhẹ của
c.ty giao hàng cho hệ thống siêu thị và các đại lý phân phối hàng
tạp hóa kv phía nam.
>(Lương + phụ cấp cơm = 3,8Triệu.₫ /Tuần hỗ trợ nhà ở miễn phí)_
>C.ty chốt công theo tuần, cấp phát lương vào 5h30 chiều thứ 7 hàng tuần.
>Một xe 1 tài xế và 2 nhân viên lơ xe theo phụ xuống hàng.
>Thực hiện giao đủ số lượng, đúng theo hóa đơn hàng của c.ty.
>Mặt hàng giao chuyên là sữa,bánh kẹo hàng tạp hóa.
-*Thời gian:
>Làm từ 7h30 sáng -> 5h30 chiều, trưa được nghỉ 2 tiếng.
>Làm từ thứ 2 -> thứ 7 (chủ nhật được nghỉ).
-*Lưu ý!!
>C.ty tuyển dụng người lao động ứng tuyển trực tiếp…Miễm trung gian mô giới.
-*Liên hệ đăng ký vị trí quận huyện nơi làm việc cụ thể.
> Liên Hệ Tel:__0932.691.787
> Tên Liên Hệ:__Nguyễn tú
> Chức Vụ:__Tổng quản lý điều hành.
> Email: __ [email protected]
>ĐC: TỔNG CTY CP-SX&TM VIỆT HƯƠNG 1072-KP3 KHA VẠN CÂN, THỦ ĐỨC, TP.HCM
__hotline: 0932, 691, 787
– Cám ơn các bạn đã quan tâm tới thông tin tuyển dụn của c.ty chúng tôi.
Việc làm tuyển dụng
|
RSS việc làm
|
RSS việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email của bạn để nhận tin Việc Làm mới nhất