© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
TÌM VIỆC LÀM | TÌM VIỆC NHANH HÀ NỘI | TÌM VIỆC NHANH SÀI GÒN
Chào mừng bạn đến với website Tìm VIệc Nhanh - Tìm Việc Làm Hà Nội - Tìm Việc Làm Sài Gòn
© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ông Nguyễn Phưởng (63 tuổi) đã có trên 15 năm kinh nghiệm nuôi cá chình bông ở ven đầm Trà Ổ thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Theo ông Phưởng, các hộ nuôi cá chình thương phẩm ở ven đầm Trà Ổ chủ yếu là chình hoa (chình bông), còn chình mun tỷ lệ rất ít.
Các loại cá chình nói chung có chu kỳ sống rất đặc biệt, sinh trưởng trong môi trường nước ngọt, đến tuổi trưởng thành lại di cư ra vùng biển sâu để sinh sản. Trứng sau khi thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng, sống phù du trong nước biển.
Khoảng tháng 10, 11 âm lịch, ấu trùng cá chình theo các dòng hải lưu trôi dạt vào cửa biển, cửa sông nở thành cá chình con (gọi là chình bột). Sau đó, cá chình con theo dòng nước ngọt di cư lên thượng nguồn các sông, suối để sinh sống.
“Mỗi khi cá chình bột vào đến cửa sông, cửa biển, ngư dân dùng vợt bắt rồi bán cho cơ sở chuyên ươm nuôi chình giống. Cá chình bột được chăm sóc thêm 2-3 tháng rồi bán cho các hộ nuôi cá chình thương phẩm”, ông Phưởng nói.
Ông Phưởng cho biết thêm, cá chình rất thích nghi với môi trường nước ở đầm Trà Ổ, dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, thức ăn đơn giản (chủ yếu là cá rô phi) nhưng hiệu quả kinh tế cao.
“Quan trọng nhất vẫn là cá chình giống phải được mua từ các cơ sở uy tín. Trong quá trình nuôi, cần chú trọng đến chất lượng nước ao nuôi, tránh trường hợp để thức ăn dư thừa gây ô nhiễm”, ông Phưởng chia sẻ.
Cũng theo ông Phưởng, trước đây ông nuôi cá chình bông kiểu quảng canh với diện tích ao nuôi nhỏ nên hiệu quả không cao. Vì vậy, nguồn thu chính của gia đình chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản trong đầm Trà Ổ.
Năm 2021, được hỗ trợ kinh phí từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Định, ông Phưởng mới bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong ao nước ngọt.
“Ban đầu tôi thả 500 con giống cá chình, kích cỡ 100g/con, trên diện tích ao nuôi 300m2. Sau 15 tháng thả nuôi, cá chình sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng 1-1,2 kg/con.
Thời điểm đó tôi bán cho thương lái giá 500.000 đồng/kg, thu về trên 200 triệu đồng (chưa trừ chi phí). So với một số vật nuôi khác, tôi thấy nuôi cá chình mang lại hiệu quả cao hơn”, ông Phưởng nói.
Nhận thấy nuôi cá chình có triển vọng, ông Phưởng đầu tư mở rộng lên 2 ao nuôi, với diện tích khoảng 2.000m2 và thả khoảng 4.000 con cá chình, cá bống tượng.
Chỉ sau hơn 3 năm nuôi và chăm sóc, mô hình nuôi cá chình kết hợp cá bống tượng, giúp gia đình ông Phưởng vươn lên khá giả với mức thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, ông Phưởng cho rằng do cá chình sinh sản ở môi trường tự nhiên, chưa thể nhân giống nhân tạo nên giống cá này rất cao gây khó khăn cho người nuôi.
“Hiện cá chình giống giá là 150.000 đồng/con 100g, thời gian nuôi dài 1-2 năm mới xuất bán. Trong khi đó, giá cá chình thương phẩm tăng giảm theo thị trường, thời điểm cao bán 600.000-700.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ 450.000 đồng/kg”, ông Phưởng nói.
Theo ông Phan Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng, toàn xã có trên 20 hộ dân nuôi cá chình bông thương phẩm với diện tích hơn 2ha. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao, hầu hết các hộ nuôi cá chình đều vươn lên thoát nghèo, qua đó góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Xã Diễn Hạnh (Diễn Châu) và xã Đô Thành (Yên Thành), trước đây là các xã thuần nông, đời sống nhân dân còn khó khăn. Khoảng hơn 10 năm trở về trước, nhiều người tại 2 địa phương này lựa chọn đi lao động ở nước ngoài.
Hiện tại, xã Diễn Hạnh có gần 2.000 hộ, gần 9.000 nhân khẩu nhưng có khoảng 1.600 người đang làm việc tại nước ngoài. Ngoại tệ của những người đi lao động gửi về mỗi năm hàng chục triệu USD.
Ông Nguyễn Văn Hữu, Xóm trưởng xóm 4, xã Diễn Hạnh, cho biết: “Toàn xóm có 297 hộ, hiện có 300 người đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều gia đình đi cả nhà, gửi tiền về làm nhà to, mua đất. Từ năm 2022 đến nay, người dân trong xóm đi làm việc ở nước ngoài nhiều vì ở nhà trồng lúa, thuốc lào vất vả, không đủ ăn”.
Giờ đây, đi trên trục đường chính của xã Diễn Hạnh, các biệt thự sừng sững như một khu phố giàu sang.
Ông Nguyễn Mạnh Hổ, Chủ tịch UBND xã Diễn Hạnh, cho biết: “Toàn xã có khoảng 1.600 người đang lao động ở nước ngoài, chủ yếu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Canada…
Những người đi làm việc ở nước ngoài về xây nhà cao đẹp, còn ô tô thì khoảng 70% dân có rồi. Cũng nhờ đi làm việc ở nước ngoài, dân giàu lên nên mỗi khi xã xây dựng công trình gì, vận động được dân ủng hộ nhiệt tình”.
Xã Đô Thành, huyện Yên Thành cũng là một xã nổi tiếng giàu có nhờ nhiều người đi làm việc ở nước ngoài. Đến xã Đô Thành, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng bởi dọc con đường trung tâm xã, biệt thự mọc lên san sát, ô tô sang đậu kín đường.
Trước đây, Đô Thành là một xã nghèo, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Khoảng 15 năm trước đây, nhiều người chuyển hướng đi làm việc ở nước ngoài như: Anh, Nga, Ba Lan, Đức… Nhận thấy việc đi lao động ở nước ngoài có thể thoát được đói nghèo, nhiều hộ gia đình đã vay mượn, đầu tư cho con em đi lao động.
Ông Luyện Xuân Huệ, Chủ tịch UBND xã Đô Thành, cho biết, diện tích toàn xã chỉ 10km2, nhưng hiện có hơn 4.500 hộ với khoảng 18.500 nhân khẩu.
Theo ông Huệ, toàn xã hiện có hơn 11.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 1.500 người đi làm việc ở các nước như: Anh, Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Úc… Đặc biệt, có hơn 2.000 người đi làm việc, buôn bán tại Lào.
“Trên địa bàn xã hiện nay có khoảng 3.000-4.000 người 55-100 tuổi; người thọ nhất của xã là một cụ bà gần 100 tuổi. Có tới 70-90% biệt thự ở đây đã được xây dựng bằng nguồn kiều hối. Nếu kiếm tiền ở trong nước, sẽ tốn rất nhiều thời gian để xây dựng một ngôi nhà lớn như thế…”, ông Huệ chia sẻ thêm.
Cũng theo ông Huệ, Đô Thành từng là một trong những xã nghèo ở Nghệ An vào những năm 1980. Đây là một vùng chiêm trũng, cuộc sống người dân chủ yếu gắn với cây lúa, cần cù lam lũ nhưng cái đói, cái nghèo cứ đeo bám. Đến những năm 1990, sau khi làn sóng xuất ngoại bùng nổ, diện mạo xã Đô Thành thay đổi chóng mặt.
“Trước năm 1980, nhiều người dân ở đây đi buôn gỗ, làm mộc. Lúc đầu chỉ là một vài điểm nhỏ lẻ, sau đó người ta mở rộng kinh doanh và xem đây là nghề chính trong gia đình. Tuy nhiên, nghề này ngày một khó nên người dân Đô Thành chuyển sang xuất ngoại và giàu lên từng ngày”, ông Huệ cho biết.
Ngày nay, dọc con đường nhựa liên xã Đô Thành, những dãy nhà cao tầng sầm uất, nhiều căn biệt thự cao 2-5 tầng được xây dựng với chi phí hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó, những chiếc xe hơi hạng sang cũng được người dân ở đây tậu về.
Chính bởi vậy, Đô Thành thường được nhiều người ví von là “làng tỷ phú”, “làng châu Âu”,… khi nhiều gia đình nơi đây sống trong các ngôi nhà như lâu đài.
Tại Đô Thành, trung bình mỗi gia đình có ít nhất 1 người đi lao động ở nước ngoài. Ước tính hằng năm, người lao động gửi về hơn 200 triệu USD.
Gia đình ông Nguyễn Trung, ở thôn Phú Xuân, xã Đô Thành, từng là một hộ nghèo. Khi trào lưu đi nước ngoài làm ăn ngày một rầm rộ, giàu có, gia đình ông Trung đã mạnh dạn vay mượn, đầu tư tiền của cho 3 người con đi lao động ở châu Âu.
Công việc ổn định, các con ông Trung đã gửi hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình. Bằng nguồn tiền này, mấy năm trở lại đây, gia đình ông Trung đã mua được ô tô, xây biệt thự cao tầng cho các con, cuộc sống gia đình đổi thay.
Gia đình ông Nguyễn Đức Hòe, ở thôn Phú Vinh, xã Đô Thành có 3 con trai, 1 con gái và 1 con dâu đang lao động ở Đức. Sau thời gian vất vả mưu sinh nơi đất khách, đến nay, công việc ổn định, hằng tháng ngoại tệ gửi về đều đặn. Gia đình ông đã xây được biệt thự và mua xe hơi, đời sống kinh tế đổi thay hoàn toàn.
Tại huyện Diễn Châu, ngoài Diễn Hạnh, còn có các xã nổi tiếng giàu có nhờ đi làm việc ở nước ngoài như: Diễn Tháp, Diễn Vạn, Diễn Kim, Diễn Hoa… ; còn ở huyện Yên Thành các xã như: Sơn Thành, Khánh Thành, Bảo Thành, Vĩnh Thành… có nhiều người đi làm việc ở nước ngoài.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Vũ Văn Quyền, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, cho biết hiện toàn huyện có khoảng 20.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài.
Các thị trường chủ yếu như: Hàn Quốc (khoảng 1.400 người), Đài Loan (3.500 người), Nhật Bản (2.900 người), Cộng hòa liên bang Đức (1.800 người)… Năm 2023, Yên Thành có gần 2.500 người đi làm việc ở nước ngoài.
“Đi lao động ở nước ngoài là một trong những giải pháp góp phần phát triển kinh tế, tạo nên diện mạo mới cho địa phương. Nhiều năm qua, chính quyền đã thực hiện nhiều giải pháp để tuyên truyền, khuyến khích người dân mạnh dạn để phát triển kinh tế nhờ đi làm việc ở nước ngoài”, ông Quyền nói.
Ông Phan Văn Tuyên, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, cho biết: “Những năm gần đây, nhờ nguồn ngoại tệ gửi về nhiều, con em đã khởi nghiệp tại quê nhà rất tốt, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Nhiều mô hình doanh nghiệp được phát triển tốt nhờ ngoại tệ gửi về như nhà máy gạch, nhà máy may, trang trại trồng cam, trồng nho… Huyện sẽ tiếp tục tuyên truyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có nhu cầu đi làm việc nước ngoài”.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày 28/6, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh tranh cãi giữa shipper với một người phụ nữ, khiến cư dân mạng xôn xao.
Trong đoạn clip, một người phụ nữ liên tục ép shipper phải chịu trách nhiệm với gói hàng mình đã đặt, đồng thời mắng người giao hàng này là lừa đảo.
“Mày có chịu liên lạc với shop (cửa hàng) hay không? Mày là đồ tiếp tay cho lừa đảo”, người phụ nữ trong clip quát lớn.
Lúc này, nam shipper chỉ có thể mếu máo, giải thích: “Khi nãy con đã cho cô kiểm tra hàng, cô đồng ý rồi trả tiền nên con mới rời đi. Bây giờ cô gọi con quay lại, mắng con là lừa đảo, đã vậy còn đánh con”.
Đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt xem và hàng nghìn lượt bình luận. Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với shipper, khi có nhiều người đặt hàng trực tuyến không hiểu shipper chỉ đảm nhận khâu giao hàng, không phải đơn vị bán hàng, không tham gia vào giao dịch, thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
Chủ nhân đoạn clip, Nguyễn Huỳnh Gia Huy (SN 2001), cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 2 tuần trước, tại căn nhà trên phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM.
“Tôi có giao cho cô một chiếc máy đo đường huyết giá 999.000 đồng. Lúc giao đến, cô không biết kiểm tra máy như thế nào nên có nhờ tôi giúp. Tôi cũng đồng ý khui hàng, kiểm tra giúp cô suốt 30 phút. Sau đó, cô đồng ý chuyển khoản cho tôi, tôi cũng nhận tiền xong và rời đi”, Huy nói.
Tuy nhiên, một lát sau, người phụ nữ lại gọi điện, yêu cầu cậu quay lại, mắng chửi, cho rằng Huy là kẻ lừa đảo vì chiếc máy không có công dụng như quảng cáo. Huy đã giải thích chiếc máy này chỉ có giá vài trăm nghìn đồng, nên sẽ khó có chức năng đo đường huyết, kiểm tra tiểu đường như ở bệnh viện.
Nam shipper cũng đề nghị người phụ nữ chủ động liên hệ shop để trả hàng, nhưng người phụ nữ không đồng ý, cho rằng Huy mới là người phải chịu trách nhiệm liên hệ.
“Cô còn lao ra chặn xe, đánh tôi 2 cái vào đầu. Cô còn định dùng ổ khóa đập vào mặt nhưng may mắn là tôi đỡ được”, nam shipper rầu rĩ kể.
Huy cho biết đã làm shipper được 2 năm và gặp nhiều tình huống tương tự nhưng chưa bao giờ bị hành hung như vậy.
“Đó là một trong những nỗi khổ của nghề shipper. Tôi từng bị khách hàng mắng chửi với trường hợp tương tự, có người hiểu, có người không hiểu. Shipper như chúng tôi chỉ có thể chịu đựng. Chúng tôi chỉ là người giao hàng thôi nhưng khách hàng cứ bắt chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho những đơn hàng không đúng như kỳ vọng khi mua”, Huy bộc bạch.
Qua đoạn clip của Huy, nhiều shipper khác cũng bày tỏ cái khổ trong nghề của mình.
Anh Hoàng Vũ, shipper tại TPHCM, bộc bạch vì công việc phải làm việc thường xuyên ngoài trời, phơi mặt trên đường dù có nắng hay mưa. Để đổi lấy thu nhập 400-500.000 đồng, tài xế phải chạy xe hơn 12 tiếng/ngày. Thực tế, số tiền còn lại với mỗi shipper cũng không được bao nhiêu, sau khi trừ chi phí.
“Nắng nóng thì rát da, nhiều lúc tôi còn chóng mặt, chao đảo tay lái. Có hôm tôi mệt đến mức đổ cả máu mũi mà vẫn phải ráng làm tiếp. Mùa mưa còn vất vả hơn, vừa phải chạy nhanh để hàng không bị ướt, vừa phải thi gan, luyện tay sao để không gặp tai nạn”, anh Duy bộc bạch.
Shipper Lê Duy cũng chia sẻ, anh rất thấu hiểu áp lực nặng nề mà người đồng nghiệp từng nhảy cầu miêu tả. Một khi mang bệnh nặng hay sự cố xảy ra, shipper thường chỉ có thể nằm nhà chịu trận vì không có tiền, không có bảo hiểm hay bất cứ chế độ phúc lợi, đảm bảo gì.
“Lắm lúc, khách không hiểu công việc của chúng tôi, chỉ biết lớn tiếng, trách móc. Thậm chí, có người hiểu lầm chúng tôi lừa đảo mỗi khi họ nhận được món hàng không ưng ý. Nhiều người còn không thèm nghe điện thoại, “bom” hàng, để mặc cho tôi đứng ngoài nắng chờ trong vô vọng”, anh Duy thở dài.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bán vài con rùa đủ tiền xây nhà tầng
Căn nhà 3 tầng khang trang của ông Đỗ Hữu Nhung (69 tuổi) nằm sát triền đê xã Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông Nhung cho biết, hơn 10 năm trước, ông là một trong 4 người đầu tiên đưa giống rùa câm về nuôi ở xã Thiệu Hợp, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi vụ. Căn nhà hiện tại của ông cũng nhờ nuôi rùa câm mà có.
“Thời đó kiếm tiền tỷ là chuyện bình thường. Nếu ngày ấy tôi bán hết số rùa câm trong trang trại, số tiền thu về có thể xây vài căn nhà cao tầng”, ông Nhung nói.
Năm 1992, trong một lần đi chơi ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), thấy có giống rùa câm đẹp, ông mua về nuôi chơi. Sau một thời gian, thấy giống rùa này sinh sản, sinh trưởng tốt nên ông xây chuồng trại nuôi rùa kết hợp ba ba.
Đến năm 2009, giống rùa câm bất ngờ được các thương lái Trung Quốc săn mua với giá thành cao, tạo nên cơn sốt rùa ở vùng quê xã Thiệu Hợp.
“Có đợt tôi bán được cả tỷ đồng tiền rùa. Họ thu mua rùa với giá đắt như vàng, 1kg rùa đực có giá 35 triệu đồng, rùa cái giá 25 triệu đồng, bán vài con rùa có thể xây được nhà. Thậm chí, có thời điểm rùa con mới nở được thu mua với giá 3-4 triệu đồng. Ngày ấy kiếm tiền dễ lắm”, ông Nhung kể lại thời kỳ rùa câm là mặt hàng đắt đỏ ở vùng quê nghèo.
Ông Nhung cho biết “cơn sốt” rùa câm kéo dài khoảng 5 năm (2009-2014). Thời điểm đó, thấy rùa câm được thương lái Trung Quốc tìm mua nhiều, người dân xã Thiệu Hợp đổ xô xây dựng chuồng trại, nuôi rùa câm.
Ông Quản Văn Hải, Chủ tịch Hội làm vườn xã Thiệu Hợp, cho biết khi cơn sốt rùa câm tràn về địa phương, nhà nhà đổ xô nuôi rùa. Thậm chí, cả xã có 397 hộ dân thì có gần 200 hộ nuôi rùa câm. Nhờ nuôi rùa câm mà nhiều người làm giàu.
“Thời điểm rùa câm đang sốt, các thôn trong xã đều nuôi rùa, thương lái Trung Quốc thường xuyên túc trực ở địa phương để đợi mua rùa. Lúc bấy giờ, đất đai ở Thiệu Hợp đắt như ở trung tâm huyện, nhà cửa cao tầng mọc lên san sát”, ông Hải nói.
10 năm giữ rùa không bán được một con
Ông Hải cho hay, rùa câm là loài dễ nuôi, không tốn nhiều công chăm sóc, giá thành cao nên lúc bấy giờ số lượng người dân nuôi rùa câm ngày một nhiều. Thậm chí, nhiều người nuôi còn tính đến phương án găm hàng để kiếm lợi nhuận cao.
“Xã Thiệu Hợp có nhiều lợi thế nuôi con đặc sản khi có nguồn thức ăn và nguyên liệu dồi dào. Khi rùa câm được giá, vào mỗi buổi tối, người dân thắp đèn đổ xô ra đồng bắt giun, cá về nuôi rùa”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, đợt cao điểm, xã Thiệu Hợp có quá nhiều người nuôi rùa câm, lực lượng kiểm lâm phải về từng nhà dân để kiểm soát, cấp giấy phép nuôi rùa.
Đột ngột, đầu năm 2015, rùa câm bắt đầu rớt giá thảm hại. Không còn thương lái Trung Quốc nào về tìm mua rùa nữa, người nuôi rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.
“Nhà ít thì vài chục con, nhà nhiều thì hàng trăm con rùa không thể xuất bán. Từng là con đặc sản đem về thu nhập tiền tỷ, giờ đây rùa câm bán chẳng ai mua, nhiều người nuôi đem đi cho, bỏ chuồng”, ông Hải kể.
Theo ông Hải, hiện nay trên địa bàn xã chỉ còn khoảng 50 hộ nuôi rùa câm, số còn lại đã chuyển sang nuôi ba ba.
Khi việc nuôi rùa câm nở rộ, ông Hải cũng đầu tư chuồng trại để nuôi, nhưng chưa kịp xuất bán thì thương lái ngừng mua. Bởi vậy, hàng trăm con rùa câm tại bể của gia đình suốt 10 năm qua vẫn chưa thể xuất bán.
“Giờ chúng tôi chỉ mong sao có người mua, giá rẻ như ba ba cũng bán. Số lượng rùa ngày một nhiều mà không bán ra thì mất công chăm sóc, bỏ đi thì tiếc”, ông Hải nói.
Rùa câm hay còn gọi là rùa đẹp, thuộc phân loài của rùa ao vàng. Rùa câm có mai màu nâu hoặc nâu gụ, đầu màu nâu xám, hai bên má màu vàng nhạt, trên đầu có hai sọc màu vàng nhạt, yếm màu vàng có các tấm đen ở mỗi tấm yếm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Khu vực tỉnh Nghệ An đang bước vào đợt nắng nóng mới với nền nhiệt ở ngoài trời khoảng 37-38 độ C, có thể cao hơn vào thời điểm từ 11h đến 13h. Nắng cộng gió lào hầm hập nên người dân hạn chế ra đường, nếu bắt buộc phải ra đường đều trang bị mũ, khẩu trang, áo chống nắng… để bảo vệ sức khỏe.
Gần 11h ngày 3/6, tốp công nhân vẫn miệt mài trải thảm trên tuyến đường Lê-nin (đoạn qua xã Nghi Phú, thành phố Vinh). Nắng nóng từ trên dội xuống và sức nóng từ nhựa đường hất lên khiến không khí ngột ngạt hơn.
Sau khi mẻ nhựa được thảm xuống mặt đường, anh Trịnh Văn Thắng, chỉ huy công trường ra kiểm tra. Mặc dù đã trang bị áo khoác nắng khá dày và mũ vải nhưng khuôn mặt anh Thắng đỏ ửng, mồ hôi đầm đìa.
“Chúng tôi phải thi công vào buổi trưa hoặc buổi tối, khi mật độ giao thông thấp để tránh ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại của bà con”, anh Thắng cho hay.
Anh Lê Văn Ngọc (quê Thanh Hóa) kiểm tra lại hệ thống hàng rào phân cách giữa phần đường được phép lưu thông và công trình đang xây dựng.
“Trời nắng quá, làm việc nhanh mất sức nhưng yêu cầu công việc như thế thì phải chấp hành thôi. Phía công ty cũng có nhiều chính sách để động viên người lao động như nước mát, tiền công, thưởng cuối năm…, nhờ vậy anh em công nhân cũng khắc phục khó khăn từ thời tiết khắc nghiệt để hoàn thành đúng tiến độ”, nam công nhân cho biết.
Để chống chọi cái nắng khắc nghiệt ở Nghệ An, nam công nhân này phải sử dụng đến 3 lớp mũ. Dù vậy, dưới nắng nóng gay gắt, khuôn mặt anh Ngọc vẫn “đỏ như tôm luộc”.
Khoảng 11h, tốp nhân công một đơn vị chuyên cung ứng vật liệu xây dựng khẩn trương vận chuyển ngói cho công trình để kịp tiến độ theo yêu cầu của chủ nhà. Họ chuẩn bị sẵn nước C sủi để bù lượng nước cơ thể hao hụt do bị đổ mồ hôi.
Bến xe chợ Vinh là điểm tập kết nhận hàng hóa từ thành phố Vinh đi các huyện trong tỉnh và một số địa phương thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Các nhà xe thường xuất bến từ khoảng 11h đến 14h hàng ngày, bởi vậy, vào buổi trưa – cao điểm nắng nóng trong ngày – cũng là lúc đội ngũ cửu vạn và các nhà xe làm việc hết công suất để kịp giao nhận hàng hóa.
Các cửu vạn tại đây hầu như là mối quen của các nhà xe. Tiền công bốc vác được tính theo khối lượng hàng hóa vận chuyển nên càng làm nhiều, thu nhập trong ngày càng cao. Bởi vậy, dù trưa nắng nhưng họ đều phải làm việc để xe chất đủ hàng trước giờ xuất bến.
Việc vận chuyển những bịch hàng nặng 50-70kg giữa thời tiết khắc nghiệt khiến lao động nhanh mất sức hơn.
Mặc dù đã trang bị mũ vải, áo điều hòa nhưng với cường độ lao động cao và nắng nóng khiến khuôn mặt của người phụ xe này đỏ ửng như cháy nắng. Điều đặc biệt, lao động chủ yếu ở bến xe chợ Vinh là đàn ông, không nhiều chị em có thể trụ được với những công việc cần sức lực ở đây.
Anh Phạm Văn Hiển (34 tuổi), chủ xe chở hàng tuyến Vinh – Con Cuông (Nghệ An), cho biết, xe của anh khởi hành từ Con Cuông lúc 6h và có mặt ở thành phố Vinh lúc 10h. Đến 12h, xe xuất bến quay đầu về Con Cuông nên thời gian 10-12h là để nhận và xếp hàng hóa lên xe.
“Thời gian chạy tuyến cố định là như vậy nên nắng hay mưa cũng phải làm. Nắng nóng có mệt hơn thì mình động viên anh em phụ xe thêm li nước mát, cốc sữa chua…”, anh Hiển nói.
Nhiều người đàn ông không e ngại khi sử dụng mũ mềm và khẩu trang chống nắng của chị em bởi việc bảo vệ sức khỏe là điều quan trọng nhất khi phải làm việc trong điều kiện nắng nóng.
Người đàn ông này phải bù sức bằng nước dừa ngay sau chuyến tải hàng. Một ngày làm việc, nếu may mắn họ có thể kiếm được nửa triệu đồng. Đây là khoản thu nhập đáng kể để phục vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình và tích lũy lo cho con vào năm học mới.
Nếu như công việc của thợ bốc vác nặng nhọc thì công việc của các phụ xe cũng không kém phần. Phụ xe phải kiểm tra địa chỉ nơi nhận hàng để sắp xếp hàng lên thùng, thuận tiện cho việc dỡ trả hàng.
“Tôi làm công việc này được 5 năm. Công việc của tôi bắt đầu từ 6h đến 18h hàng ngày và hầu như không có ngày nghỉ trong tháng. Trung bình mỗi ngày tôi bốc dỡ khoảng 2 tấn hàng hóa, mỗi tháng kiếm được 12 triệu đồng chưa bao gồm cơm trưa. Công việc vất vả, nhất là những ngày nắng nóng như thế này, nhưng bù lại công việc và thu nhập ổn định”, anh Nguyễn Văn Nam (quê Hà Tĩnh) chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bỏ việc lương cao để… về với rừng
Từ nhỏ, anh Nguyễn Tuấn Nam (Ba Vì, Hà Nội) đã bị thu hút trước những thước phim về thiên nhiên hoang dã. Niềm đam mê với thiên nhiên được khơi dậy mạnh mẽ khi anh bắt đầu học đại học, ngành lâm nghiệp. Đó là nơi chắp cánh đưa anh đến với công việc bảo vệ rừng.
Trong chuyến thực địa đầu tiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương khi còn là sinh viên, anh học về các loài cây và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trải nghiệm này giúp anh nhận ra rừng không đơn thuần là nhà cho động vật hoang dã mà còn là hệ sinh thái quan trọng với cuộc sống con người. Vì lẽ đó, mỗi người cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn rừng.
Công việc của anh Nguyễn Tuấn Nam là nghiên cứu về rừng, quản lý dữ liệu khách hàng, kiểm soát hệ thống, nội dung trên mạng xã hội… Mỗi ngày, anh dành thêm 3-4 tiếng tư vấn cho thế hệ sau về ngành học và cơ hội việc làm.
Ngoài công việc tại văn phòng, anh còn tư vấn, đào tạo, hỗ trợ cộng đồng địa phương khai thác rừng bền vững và xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ rừng theo quy định.
Anh cũng thường tham gia điều phối các hội thảo lâm nghiệp ở Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2022, anh một mình “Nam tiến” mở văn phòng đại diện tại TPHCM và làm quản lý của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, thúc đẩy quản lý bền vững và quảng bá hệ thống ở phía Nam.
Trước khi đến với công việc ngành lâm nghiệp, anh là cán bộ dự án về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái với mức đãi ngộ cao.
Ngành lâm nghiệp có lương thấp và mức độ rủi ro cao. Sinh viên mới ra trường chỉ nhận lương cơ bản, hệ số 2,34 (khoảng 4,2 triệu đồng). Công việc lại yêu cầu công tác dài ngày, đôi khi 2-3 tháng.
Song với niềm đam mê với công việc ở rừng, anh đã từ bỏ công việc lương cao để trở thành cán bộ chuyên sâu về lâm nghiệp.
Anh cười xòa so sánh, nếu nhiều người phải chi tiền đi tới những cánh rừng “chữa lành” thì anh lại được “chữa lành” miễn phí quanh năm.
Trong các chuyến công tác, anh còn có cơ hội tận mục nhiều động vật hoang dã. Kỷ niệm khó quên nhất với anh là xem voọc ở Vườn quốc gia Cát Bà. Anh Nam và đoàn công tác di chuyển từ 4h sáng, đến các vách núi nơi voọc thường tập trung.
Lần đó, vượt qua 4 vách núi mà không thấy bóng voọc nào, mọi người đều thất vọng. Bất ngờ, đến vòng núi cuối cùng, cả đoàn chợt sững lại khi trước mắt là cả đàn khoảng 30 cá thể voọc cùng leo trèo trên cây, đánh đu trên vách núi. Lặng người rồi vỡ òa trước cảnh tượng tuyệt vời khi đó khiến anh nhớ mãi.
Hiểm nguy rình rập
Do đặc thù phải làm việc trong rừng, rủi ro là không tránh khỏi với những người làm nghề rừng Nhớ lần đi thực địa, anh Nam và đồng nghiệp phải vào rừng sâu khảo sát cho dự án.
Trong lúc làm việc, anh vô tình giẫm vào tổ ong rừng. Đàn ong bay tán loạn, tấn công người xâm phạm. Địa hình hiểm trở khiến việc bỏ khó khăn. Kết quả, ai cũng bị ong đốt 4-5 mũi, có người hơn chục mũi, phải nằm viện điều trị suốt 2 ngày.
Sau “trận đòn” ấy, anh Nam cảm giác chùn trước những rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn của rừng. Nhưng rồi đam mê vẫn thắng, anh Nam vẫn chọn gắn bó với rừng.
Một sự kiện không thể quên dù đã 10 năm trôi qua là ngày anh cùng đoàn công tác đo đạc rừng tại một vườn quốc gia. Bìa rừng xanh mát và hoang sơ, nhưng khi tiến sâu vào, đoàn phát hiện nhiều dấu chân lạ. Dấn sâu hơn, anh nhận thấy lối đi mỗi lúc một quang đãng hơn, do cây cỏ, bụi rậm được phát gọn, cùng nhiều dấu chân mới.
Nam nhân viên lâm nghiệp sững người trước cảnh tượng một lượng lớn cây cổ thụ bị đốn hạ ngổn ngang, cắt xẻ tại chỗ để vận chuyển đi. Sau cảm giác bất lực trước vô số đại thụ đổ gục, ván, gỗ la liệt, anh quyết tâm trở thành người bảo vệ rừng thầm lặng.
So với các ngành nghề khác, lâm nghiệp là công việc khó khăn, vất vả, nhiều hiểm nguy. Dù vậy, đã chọn nghề, anh Nam tâm niệm giữ rừng như bảo vệ nhà mình vậy.
Cam Ly
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Sức mua giảm 50%
14h, ông Lý Vĩ Hoa (50 tuổi), tiểu thương tại Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng (quận 5) vẫn đang nghỉ trưa vì cửa hàng vắng khách. Ông Hoa cho biết, thời gian này nếu ở các năm trước, khách hàng đã đến vây kín tiệm. Nhưng năm nay, ông chỉ có thể trông chờ vào “bạn hàng quen” và khách mua lẻ thỉnh thoảng ghé đến.
Mặt hàng của ông chủ yếu phục vụ việc học tập của học sinh, sinh viên hoặc bán cho các văn phòng làm việc. Nhưng kể cả vào những tháng học sinh nhập học, doanh thu vẫn không bằng cùng kỳ các năm trước.
Gia đình của ông Hoa đã kinh doanh tại tuyến đường này hơn 40 năm, từ đời bố mẹ của ông. Nhưng đây là lần đầu ông thấy việc buôn bán lại khó khăn đến thế.
Vì đây là nguồn thu nhập chính nên khi doanh thu giảm, ông Hoa và gia đình phải sống thật tiết kiệm, chỉ chi tiêu vào những thứ cần thiết.
Song, vì gia đình ông đã kinh doanh lâu đời ở đây, mặt bằng cũng không phải trả tiền thuê nên không chật vật như một số hộ kinh doanh khác.
“Doanh thu giảm hơn một nửa. Tôi không hiểu vì sao khách hàng đặt số lượng ít lại. Ví dụ như giấy thì họ chỉ đặt 5g thay vì 10g như trước”, ông Hoa nói.
Theo ông Hoa, một số mối lớn như các công ty trước đây thường đặt hàng cũng đã “biến mất”, vì phá sản hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2023 số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 158.800 doanh nghiệp, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Cách đó không xa, chủ cửa hàng Ngôi Sao Việt trên đường Phùng Hưng cũng bộc bạch rằng, lợi nhuận ở cửa hàng chị trong năm nay giảm 20-30% so với năm ngoái. Mặc dù vẫn giữ được các mối khách quen, phần lợi nhuận thu về vẫn không bằng các năm trước.
Bà chủ cho hay, nguyên nhân có thể do các chi phí khác như vận chuyển, bảo dưỡng tăng cao. Ngoài ra, khách hàng cũng đang thắt chặt chi tiêu nên hạn chế mua số lượng lớn ở cửa hàng chị.
Nhân viên ở cửa hàng văn phòng phẩm Thành Công cho hay, doanh thu giảm là khó khăn chung của phần lớn các tiểu thương chuyên doanh trên Phố văn phòng phẩm.
“Điều này đã xảy ra từ đầu năm 2023, khi càng có nhiều người thất nghiệp nên họ cũng hạn chế chi tiêu. Khách chủ yếu là khách vãng lai, các khách quen mua sỉ cũng lấy số lượng nhỏ. May mắn là chúng tôi vẫn giữ được các mối khách ở tỉnh”, nữ nhân viên cho hay.
Hi vọng vào năm sau
Dọc trên đường Phùng Hưng có hàng chục cửa hàng văn phòng phẩm nằm san sát nhau. Hễ có ai đi qua, các tiểu thương lại ra sức mời gọi mua hàng, với lời rao bán giá “ưu đãi” để thu hút khách.
Tuy nhiên, phóng viên ghi nhận chỉ có vài cửa tiệm là đang tất bật chuẩn bị hàng giao cho khách. Số còn lại, tiểu thương chỉ rầu rĩ ngồi “ngóng”.
Trước đó, ngày 11/11, UBND phường 14 (quận 5) đã tổ chức lễ ra mắt Phố văn phòng phẩm Phùng Hưng. Kể từ khi được thành lập khu phố, chủ cửa hàng Hoàng Triều cho hay tiệm có nhiều người biết đến hơn.
“Mặc dù số lượng không đáng kể nhưng cũng có vài khách mới biết tới. Giờ chúng tôi chỉ hi vọng vào năm sau, mọi người có việc làm trở lại, các công ty cũng phục hồi để việc kinh doanh của chúng tôi tốt hơn”, bà chủ chia sẻ.
Hiện nay, TPHCM đã có hơn 2.780 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo báo cáo thị trường văn phòng phẩm Việt Nam 2023 của Vietdata, quy mô thị trường văn phòng phẩm Việt Nam ước tính đạt 195,35 triệu USD vào năm 2022.
Trong giai đoạn từ 2023 đến 2029, quy mô thị trường cung ứng và văn phòng phẩm Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 8,37%, đạt giá trị 316,41 triệu USD vào năm 2029. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi sự gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Theo số liệu thực tế, thương hiệu Vĩnh Tiến ghi nhận doanh thu năm 2022 tăng 11% so với năm 2021. Tuy nhiên, so với năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế vào năm 2022 lại giảm 150% xuống mức lợi nhuận âm, lỗ gần 400 triệu đồng.
Thương hiệu Campus cũng ghi nhận doanh thu năm 2022 giảm 7,5%; lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 52% vào năm 2022 so với năm 2021. Bên cạnh đó, một số thương hiệu khác như Deli, Hồng Hà cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm.
Với thương hiệu Thiên Long, doanh thu có xu hướng thay đổi liên tục trong giai đoạn 2020 – 2022. Trong năm 2021, doanh thu giảm 16 tỷ đồng so với năm 2020. Con số này tăng 32% vào năm 2022. Về lợi nhuận sau thuế, năm 2022 tăng 45% so với năm 2021.
Ngoài ra, các thương hiệu như Plus, Hải Tiến, Tân Thuận Tiến cũng ghi nhận doanh thu tăng nhẹ so với năm 2020, 2021.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Thịt dê, cơm cháy là hai món ăn nổi tiếng ở Ninh Bình nên khi du khách đến đây đều muốn thưởng thức. Cũng vì thế, vùng đất Cố đô Hoa Lư hàng chục năm qua đã xuất hiện những quán thịt dê nổi tiếng, thương hiệu bay xa khắp vùng.
Ông Nguyễn Minh Đức (62 tuổi), là một trong những người có thâm niên trong nghề chế biến các món ăn từ thịt dê ở Ninh Bình. Ông tâm sự, Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng cho những dãy núi đá vôi, trên núi đá có nhiều cây, lá thuốc quý.
“Từ xa xưa, nghề nuôi dê thả trên núi đá vôi cho ăn lá cây đã gắn bó với người dân các xã Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hải… của huyện Hoa Lư. Con dê ăn tất cả các loại lá, kể cả lá ngón nhưng không chết.
Cũng vì thế, loài vật này được ví như là “cây thuốc Nam di động”. Ăn các món chế biến từ thịt dê như thưởng thức các loài thuốc quý, có tác dụng chữa được bệnh, bồi bổ cho sức khỏe”, ông Đức nói.
Vốn sinh ra tại xã Trường Yên (Cố đô Hoa Lư), sau khi rời quân ngũ, ông Đức trở về quê, bôn ba nhiều nghề. Cuối cùng nghề mổ dê, bán thịt bén duyên với ông và gắn bó cho đến tận bây giờ.
“Những năm đầu, tôi mua dê của các hộ dân rồi mổ thịt đem đi bán rong. Vợ chồng phải gánh từng cân thịt, đội từng bát tiết canh dê đem bán khắp vùng mới đủ trang trải cuộc sống. Gắn bó với nghề lâu năm, cái tên Đức “Dê” mọi người hay gọi tôi cũng bắt đầu từ đó”, ông Đức nhớ lại.
Đến nay, sau 36 năm chế biến các món ăn từ thịt dê, ông Đức “Dê” đã lưu giữ cho mình những bí quyết hiếm người có được. Cũng vì thế, các món ăn từ thịt dê do ông làm ra bán đắt hàng như tôm tươi.
Ông Đức tiết lộ, để có được món ăn từ thịt dê ngon phải chọn được những con dê phù hợp với món ăn cần làm. Các khâu chế biến như thui rơm, tẩm ướp gia vị, nấu cũng được thực hiện tỉ mỉ, khéo léo.
Hiện nay dù làm chủ 2 nhà hàng với cả trăm bàn ăn, khách có ngày lên đến cả nghìn người nhưng ông Đức vẫn tự tay vào bếp để chế biến các món ăn phục vụ thực khách.
Theo ông Đức, những món ăn đơn giản chế biến từ thịt dê như tái chanh, áp chảo, xào lăn, nhúng mẻ… thì ai cũng làm được. Mỗi quán ăn đều có hương vị riêng của mình.
Tuy nhiên, để chế biến ra món thịt dê ăn sống (hay còn gọi là nem dê) thì ở Ninh Bình, ít người làm ngon và được nhiều thực khách khen nức nở như ông. Vì vậy, đây là món ăn được xem như gia truyền của gia đình.
Để làm được món ăn này, ông Đức đã mất rất nhiều năm nghiên cứu. “Món nem dê tưởng chừng đơn giản, dễ làm như nem lợn. Tuy nhiên, lại rất cầu kỳ phức tạp, bởi thịt dê khi gói phải để cả lớp da dày và thịt, không tách biệt ra như làm nem lợn”, ông Đức tiết lộ.
Theo ông Đức, quy trình làm ra món nem dê, bước đầu phải chọn con dê không quá già cũng không quá non. Dê sau khi cắt tiết, làm sạch lông, mổ bụng rửa sạch sẽ thì cho lá thuốc hoặc gừng và rượu trắng vào bụng mới đem thui rơm. Thui đến khi nào lớp da ngoài chín đều, có màu cháy vàng thì rửa lại với nước ấm rồi mới đem lọc thịt, thái nhỏ gói nem.
“Trước khi gói lá, thịt dê được tẩm ướp các loại gia vị truyền thống để làm lên men tự nhiên. Khi gói cho thêm lá đinh lăng, tỏi, thính gạo. Thịt dê được bọc 2 lớp lá gồm lá sung bên trong và lá chuối bên ngoài.
Quả nem sau 3 ngày lên men bằng vi sinh tự nhiên thịt sẽ có màu đỏ hồng sẽ ăn được. Khi ăn có vị chua, miếng thịt thơm ngon, dai giòn… như vậy mới đạt chuẩn”, ông Đức nói tiếp.
Mỗi ngày, cơ sở của gia đình ông Đức xuất bán cả trăm quả nem dê cho khách hàng. Mỗi quả nem có giá từ 100.000-150.000 đồng. Tuy nhiên, nếu khách chậm chân sẽ không còn hàng để mua.
“Những ngày khách đến quán thưởng thức món thịt dê đông, nem dê làm ra đến đâu bán hết đến đó. Vào những ngày lễ, nhất là tết Nguyên đán, tất cả mọi người trong gia đình tôi đều tập trung vào làm nem dê, mỗi người một công đoạn, làm cả ngày lẫn đêm cũng không đủ nem bán cho khách”, ông Đức nói.
Ông chủ quán nổi tiếng đất Ninh Bình cho biết, hiện nay hai cơ sở nhà hàng chuyên ẩm thực thịt dê của gia đình có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Tuy nhiên, điều khiến ông vui nhất là đã tạo ra việc làm cho người lao động. Nhất là bà con nông dân nuôi dê chăn thả trên núi. Dê nuôi đến đâu ông đến thu mua hết đến đó. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình phát triển, vươn lên thoát nghèo.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi chiều 22/11, đại biểu Nguyễn Thanh Sang (TPHCM) tranh luận về ngạch, bậc của thẩm phán.
Đại biểu ủng hộ việc có một thang bảng lương riêng đối với các cơ quan tư pháp nói chung và ngành tòa án nói riêng. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, quy định về thang bảng lương của thẩm phán trong dự thảo luật không phù hợp.
“Thang bảng lương theo quy định của dự thảo, trừ 17 vị của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra, còn lại mười mấy nghìn biên chế có một mức lương như nhau là không phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thanh Sang nói.
Đại biểu cho biết, quy định mức lương đều xuất phát từ hệ số 2,34 đến 8,0 không phân hóa được trình độ, kinh nghiệm của mỗi cấp xét xử và đặt câu hỏi quy định như vậy có phù hợp với vị trí việc làm, là động lực giúp thẩm phán phấn đấu hay không?
Đại biểu nêu ví dụ, áp ngạch của thẩm phán hiện tại thì thẩm phán sơ cấp có hệ số lương tối đa chỉ là 4,98, khi về hưu rất thiệt thòi.
“Tôi đề nghị sửa đổi lại, nâng bậc của thẩm phán sơ cấp lên để phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và tương quan với ngạch của các cơ quan tư pháp nói chung”, đại biểu Nguyễn Thanh Sang nói.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng, công việc của thẩm phán khó khăn, vất vả, áp lực. Song dù có làm tốt đến mấy, thậm chí rất nhiều thẩm phán ở Tòa án cấp huyện đã được vinh danh là thẩm phán tiêu biểu trong toàn ngành nhưng đến khi nghỉ hưu vẫn chỉ là thẩm phán sơ cấp với hệ số lương là 4,98.
Cũng tranh luận về việc sửa đổi quy định ngạch, bậc thẩm phán, đại biểu Cao Mạnh Linh (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan soạn thảo luật có nêu yêu cầu sửa đổi ngạch, bậc thẩm phán là nhằm đáp ứng 4 yêu cầu: Để thuận tiện trong điều động, luân chuyển cán bộ; giảm bớt thủ tục trong việc xét nâng ngạch; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức an tâm phấn đấu về chuyên môn, nghiệp vụ; khắc phục tâm lý phân biệt giữa các ngạch, bậc thẩm phán.
Song đại biểu cho rằng, các quy định của dự thảo luật chưa thực sự đáp ứng được hết các tiêu chí đặt ra.
Dự thảo luật sửa đổi thành 2 ngạch là thẩm phán tòa án tối cao và thẩm phán, trong đó ngạch thẩm phán chia làm 9 bậc. Theo như quy định của dự thảo, việc nâng bậc thẩm phán lại gắn chặt chẽ với các điều kiện liên quan đến năng lực, trình độ chuyên môn, kết quả công việc, thâm niên.
“Như vậy, việc phân bậc này không khác gì phân ngạch hiện nay”, đại biểu nhận định.
Theo Luật Cán bộ, công chức, ngạch là tên gọi thể hiện được thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Theo dự thảo luật, một thẩm phán sẽ trải qua 3 lần thi nâng ngạch mới có thể từ thẩm phán sơ cấp lên trung cấp và cao cấp.
Đại biểu Cao Mạnh Linh nói: “Một người muốn phấn đấu để lên đến thẩm phán bậc 9 sẽ phải qua một kỳ thi tuyển chọn thẩm phán, cùng với đó là 8 lần xét để lên đến bậc cao nhất đó. Quy định vậy có đáp ứng được yêu cầu về giảm thời gian, chi phí cho việc lựa chọn, tuyển chọn thẩm phán?”.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bà Trần Cẩm Anh từng lớn lên trong gia đình có truyền thống hành nghề y học cổ truyền ở Trung Quốc.
Năm 1983, khi đã 52 tuổi, vì chán cảnh nhàn rỗi, bà Anh khởi nghiệp với việc kinh doanh quần áo. Thời điểm đó, xưởng may nhỏ chỉ vài công nhân nhưng những chiếc áo khoác lạ, giá rẻ của bà khá được nhiều người ưa chuộng.
Thương hiệu quần áo của bà dần dần nổi tiếng khắp TP Lishui, tỉnh Chiết Giang. Chỉ vài năm sau, bà đã xây được một nhà máy lớn với hàng trăm nhân công. Từ đó, bà bắt đầu nhận nhiều đơn hàng nước ngoài với giá trị lớn. 20 năm sau khi khởi nghiệp, mỗi năm bà Anh đạt doanh thu hàng chục triệu nhân dân tệ.
Tuy nhiên, đến năm 2011, khi thị trường quần áo mùa lạnh bị cạnh tranh khốc liệt và bất cập trong việc quản lý, xưởng may của bà Cẩm Anh bị thua lỗ nghiêm trọng.
Ở tuổi 80, công ty của bà nợ đối tác nước ngoài hơn 20 triệu NDT (hơn 66 tỷ đồng). Bà Cẩm Anh được khuyên nộp đơn phá sản để bảo vệ bản thân, nhưng bà từ chối.
“Mỗi khoản vay đều là tiền mà người khác vất vả lắm mới kiếm được. Tôi phải có trách nhiệm trả nợ”, bà Cẩm Anh nói.
Ngay sau đó, bà đã bán nhà xưởng với giá 9 triệu NDT (khoảng 30 tỷ đồng). Bà cũng bán thêm 2 bất động sản ở Hàng Châu để trả khoản nợ ngân hàng 18 triệu NDT (khoảng 60 tỷ đồng), rồi trả 3,5 triệu NDT (11,6 tỷ đồng) tiền nợ đối tác nước ngoài.
Những ngày tháng đó, bà Cẩm Anh đẩy xe ra chợ, dựng một quầy hàng để bán 20.000 chiếc áo khoác lông vũ còn tồn đọng từ nhà máy.
Người ta chưa từng thấy gian hàng của bà đóng cửa. Kể cả khi con bà chu cấp chi phí sinh hoạt, bà vẫn tiết kiệm và dùng số tiền đó để trả nợ.
Một số chủ nợ vì thấy bà đã lớn tuổi đã đồng ý “xí xóa” khoản nợ nhưng bà nhất quyết từ chối với câu trả lời đanh thép: “Tôi phải trả”.
Vài năm sau, bà dùng tiền tiết kiệm để thuê một cửa hàng nhỏ làm nhà kho và cửa hàng áo khoác. Đến năm 2021, bà Cẩm Anh chính thức trả hết nợ ở tuổi 90. Sau 10 năm trải qua biến cố, bà đã giữ được lời hứa trả nợ nhờ vào sự kiên trì của mình.
“Bây giờ tôi không còn nợ nần và có thể ngủ ngon mỗi đêm. Tôi sẽ thanh lý 4.000 chiếc quần, áo khoác, với giá 300 NDT (1 triệu đồng)”, bà Cẩm Anh nói.
Khi ấy, mọi người tưởng cụ bà 90 tuổi sẽ nghỉ hưu thì bất ngờ và lại đăng ký đi học y học cổ truyền để giúp đỡ những người khó khăn. “Nếu tôi có thể sống đến 100 tuổi thì tôi sẽ làm việc đến 100 tuổi”, bà Cẩm Anh nhấn mạnh.
Năm 2018, bà Cẩm Anh được vinh danh là một trong “10 nhân vật đáng tin cậy nhất cả nước”. Năm 2022, bà còn được trao danh hiệu “Người đẹp nhất và niềm tự hào của Chiết Giang” và “Bà ngoại lương thiện”.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
10 tấn vỏ sợi gai xanh chưa bán được khiến bà Phạm Thị Thanh, thôn Cẩm Hoa, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy như “ngồi trên đống lửa”.
Năm 2020, gia đình bà Thanh ký hợp đồng hợp tác sản xuất và tiêu thụ vỏ khô cây gai xanh. Theo đó, doanh nghiệp sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm vỏ khô cây gai xanh của gia đình bà trong vòng 10 năm.
Giá vỏ khô cây gai xanh được chia thành 3 loại, loại 1 là 47.000 đồng/kg, loại 2 là 42.000 đồng/kg và 35.000 đồng/kg đối với loại 3.
Theo bà Thanh, sau khi được chính quyền địa phương vận động, nhận thấy cây gai xanh có nhiều ưu điểm, giá trị kinh tế cao, gia đình đã chuyển đổi 19ha mía sang trồng loại cây công nghiệp này. Cây phát triển, sinh trưởng tốt, gia đình thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho 4 lao động.
Bà Thanh không nghĩ ở thời điểm hiện tại “cây làm giàu” lại trở thành nỗi lo với bà con. Trong kho của gia đình bà Thanh đang chất đống khoảng 10 tấn vỏ khô, ngoài ra còn 9ha gai xanh chưa thu hoạch.
“Giờ bà con không biết nên tiếp tục giữ hay phá bỏ. Tỉnh phải có trách nhiệm với đề án, có trách nhiệm với người dân”, bà Thanh cho biết.
Cạnh nhà bà Thanh, bà Thang Thị Nguyệt cũng “đứng ngồi không yên” bởi hơn 4 tấn vỏ khô cây gai xanh của gia đình chưa thể xuất bán.
Theo bà Nguyệt, vì đã hợp đồng với công ty nên bà không dám bán sản phẩm ra ngoài. Cây gai xanh không giống như những sản phẩm khác, nếu doanh nghiệp không thu mua, người sản xuất chỉ có nước đốt bỏ.
“Công ty không mua hàng nên khoảng gần 2 tấn gai trên đồi của gia đình tôi cũng chưa dám thu hoạch. Trồng gai xanh tuy thu nhập cao nhưng vất vả, nhiều công đoạn. Giờ họ “mang con bỏ chợ”, người dân không biết kêu ai”, bà Nguyệt lo lắng.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Tú, cho biết toàn xã có 94ha cây gai xanh. Đây là loại cây hợp thổ nhưỡng, cho năng suất, sản lượng cao. Cây gai xanh cũng cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác từ 20 đến 60 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, trước tình trạng thu mua như hiện nay thì số diện tích trên khó có thể giữ.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cẩm Thủy, cho biết nhận được phản ánh của bà con về việc doanh nghiệp chậm trả tiền hàng và tạm dừng thu mua cây gai xanh, UBND huyện đã có văn bản gửi doanh nghiệp.
Chính quyền địa phương đề nghị phía doanh nghiệp sắp xếp buổi làm việc để giải quyết những khó khăn, vướng mắc với người dân.
Ông Phạm Minh Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết, ngày 31/10, lãnh đạo Sở NN&PTNT Thanh Hóa, đại diện UBND huyện Cẩm Thủy làm việc với đại diện doanh nghiệp. Tại buổi làm việc, UBND huyện Cẩm Thủy đã đề nghị phía doanh nghiệp sớm chi trả tiền và thu mua sợi gai cho người dân. Đại diện doanh nghiệp nói sẽ trả dần cho bà con và cố gắng mua gai lại trong tháng 11.
Thực hiện theo đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, đến tháng 12/2022 huyện Cẩm Thủy đã mở rộng được hơn 400ha. Tuy nhiên, đến tháng 6, tổng diện tích cây gai xanh lưu gốc trên địa bàn huyện là 345ha, giảm 74ha.
Ngày 24/4/2018 UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sản xuất sợi dệt tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đề án được thực hiện ở địa bàn 12 huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Sơn, Triệu Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Hà Trung và Hoằng Hóa.
Mục tiêu của đề án đến năm 2020 phát triển vùng nguyên liệu gai xanh với diện tích 3.000ha. Giai đoạn 2021-2025 mở rộng thêm diện tích 3.457ha, nâng tổng diện tích đất trồng cây gai xanh nguyên liệu đến năm 2025 là hơn 6.400ha. Định hướng đến năm 2030, tổng diện tích gai nguyên liệu ổn định hơn 6.400ha.
Ngày 1/10/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định mở rộng phạm vi đề án thêm 6 huyện, gồm: Yên Định, Thạch Thành, Hậu Lộc, Nông Cống, Như Thanh và Mường Lát.
Tuy nhiên, ngày 14/2, Sở NN&PTNT Thanh Hóa có văn bản gửi UBND các huyện trồng gai xanh nguyên liệu, trong đó có nội dung hạn chế trồng mới cây gai xanh.
Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, cho biết, cuối năm 2022 diện tích cây gai xanh toàn tỉnh là 930ha, tại 18 huyện. Năm 2023 toàn tỉnh trồng mới được 12ha? Người dân chặt bỏ 161ha, số diện tích chặt bỏ chủ yếu là cây gai xanh mới trồng.
Theo ông Trung, giai đoạn 2018-2021, việc trồng cây gai xanh mang lại hiệu quả cao. Công tác thanh quyết toán của doanh nghiệp trong giai đoạn này đảm bảo.
Nửa cuối năm 2022, theo lý giải từ phía doanh nghiệp, ngành dệt may thế giới suy giảm; khủng hoảng kinh tế; đại dịch Covid-19 nên khả năng thu mua nguyên liệu không đảm bảo, công tác thanh khoản gặp khó khăn.
“Trước tình hình trên, Sở NN&PTNT làm việc với các huyện, doanh nghiệp. Năm 2023, Sở NN&PTNT Thanh Hóa có chỉ đạo, định hướng hạn chế mở rộng, không giao kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, tập trung thâm canh diện tích gai đã trồng, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân”, ông Trung nói.
Về vấn đề chậm chi trả tiền cũng như không thu mua kịp thời sản phẩm gai xanh cho bà con, theo ông Trung, ngày 31/10, đại diện Sở NN&PTNT làm việc với huyện Cẩm Thủy và doanh nghiệp để giải quyết.
Như Dân trí đã phản ánh, tại huyện Lang Chánh, nhiều hộ dân trồng cây gai xanh với kỳ vọng thành cây thoát nghèo, giúp làm giàu. Tuy nhiên, sau 5 năm, nhiều hộ dân không còn mặn mà, thậm chí chặt bỏ loại cây này. Đề án phát triển cây gai xanh tại địa phương này gần như “phá sản”.
Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Lang Chánh, từ hàng chục ha cây gai xanh, đến nay, người dân phá bỏ, diện tích còn lại rất khiêm tốn.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
CV Marketing không chỉ là lần tiếp xúc đầu của bạn với nhà tuyển dụng tiềm năng mà còn là mẫu công việc đầu tiên của bạn. Xét cho cùng, khi gửi hồ sơ xin việc về cơ bản là bạn đang tiếp thị bản thân mình.
Bạn là nhân viên Marketing đang tìm kiếm một công việc mới? Bạn đang gặp khó khăn trong việc thể hiện mình trong CV Marketing? Bạn không đơn độc, có rất nhiều nhân viên Marketing có cùng vấn đề như bạn.
Dưới đây là 6 cách sử dụng các kỹ năng Marketing của bạn để củng cố thương hiệu cá nhân và CV Marketing của bạn, hãy cùng tham khảo nhé.
Cách viết CV Marketing thu hút nhà tuyển dụng
Hiểu về nhà tuyển dụng
Khi bạn đang tạo một chiến dịch Marketing mới, trước tiên bạn cần xác định đối tượng mục tiêu của mình và khi viết CV Marketing, bạn cũng nên như vậy. Đó là bởi vì một khi bạn biết mình đang nhắm mục tiêu đến ai, bạn sẽ biết phải nói gì.
Vì vậy, trước khi viết từ đầu tiên trong CV, bạn nên có một danh sách thông tin về nhà tuyển dụng: quy mô công ty bao nhiêu, văn hóa như thế nào, họ đang tìm kiếm kỹ năng và kinh nghiệm nào ở ứng viên… Từ những thông tin này, bạn sẽ biết nên tập trung vào thành tích nào và nên sử dụng ngôn ngữ nào để thu hút sự chú ý của họ.
Viết phần giới thiệu ngắn gọn, có tác động và có mục tiêu
Điều quan trọng là viết một bản tóm tắt ngắn gọn về bạn và sự nghiệp của bạn trước khi đi vào lịch sử làm việc. Đây là cơ hội để bạn nói với nhà tuyển dụng chính xác cách bạn có thể giúp họ. Nhưng hãy cẩn thận, viết quá dài hoặc nói những điều sáo rỗng sẽ làm giảm giá trị CV của bạn.
Thay vào đó, hãy nghĩ đến những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Sau đó, viết một đoạn giới thiệu theo 3 tiêu chí:
– Ngắn gọn – không quá 5 hoặc 6 dòng
– Có sức ảnh hưởng – chứa đầy những thông tin thực tế khiến họ quan tâm (những kỹ năng quan trọng của bạn hoặc những thành tích trước đó)
– Có mục tiêu (tập trung vào nhu cầu của họ)
Kể một câu chuyện về kinh nghiệm làm việc
Vậy là bạn đã có phần giới thiệu súc tích và ấn tượng. Bây giờ là lúc để nói về sự nghiệp của bạn cho đến hiện tại.
Lúc này, bối cảnh là rất quan trọng. Nhà tuyển dụng cần biết tình hình khi bạn đảm nhận từng vị trí trước khi họ có thể hiểu được giá trị mà bạn đã đóng góp.
Công ty có gặp khó khăn không? Bạn có được giao cho một thương hiệu đã bị bỏ quên không? Bạn được yêu cầu thúc đẩy tăng doanh số bán hàng hay nâng cao nhận thức về thương hiệu? Có thể bạn được yêu cầu quản lý mạng xã hội bởi vì công ty không có trang web riêng?…
Dù vị trí bạn đảm nhận là gì thì luôn có một câu chuyện trong đó và đưa điều này vào CV Marketing sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được giá trị mà bạn đã đóng góp. Bạn có thể bắt đầu bằng cách “Được tuyển dụng để xây dựng thương hiệu sản phẩm X trên mạng xã hội lại từ đầu” hoặc “Đảm trách nhiệm vụ tăng doanh số cho thương hiệu cà phê hòa tan đang gặp khó khăn…”.
Tạo ra các gạch đầu dòng giá trị
Khi bạn đã mô tả tình huống và phác thảo ngắn gọn trách nhiệm công việc của mình, đã đến lúc bạn nên tự hào về những gì đã đạt được ở mỗi vị trí. Điều quan trọng là phải làm điều này bằng cách sử dụng các gạch đầu dòng tập trung vào hành động và kết quả.
Là một nhân viên Marketing, bạn phải chứng minh giá trị của mình. Và khi nói đến Marketing, bạn có lợi thế hơn so với nhiều nghề khác ở chỗ là có thể đo lường hầu hết mọi thứ bạn làm.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn qua những gì bạn đã làm. Do đó, hãy thể hiện sự khác biệt bạn đã tạo ra trong các công việc trước đây. Chẳng hạn “Tăng 6% doanh số bán hàng với chi phí Marketing ít hơn 30% bất chấp sự cạnh tranh ở mức rất cao”.
Bao gồm các từ khóa trong CV
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều sử dụng hệ thống lọc hồ sơ để tìm kiếm ứng viên. Các hệ thống này hoạt động bằng cách quét CV để tìm các từ khóa liên quan. Điều này có nghĩa là bạn phải đề cập đến tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức cần thiết, không cần phải trong một mục riêng mà có thể xuất hiện xuyên suốt CV Marketing.
Nếu bạn không chắc nên đưa vào những điều gì, hãy đọc lại tin tuyển dụng và đánh dấu những kỹ năng, kinh nghiệm quan trọng được đề cập. Sau đó, kiểm tra những điều này so với CV của bạn để đảm bảo rằng bạn đã bao gồm tất cả các từ khóa quan trọng.
Nếu bạn có bất kỳ kinh nghiệm về Digital Marketing, hãy nhớ bao gồm bản tóm tắt về quá trình học tập của bạn và liệt kê tất cả các công nghệ bạn đã sử dụng, bao gồm các nền tảng phân tích, viết blog, mạng xã hội, quản lý nội dung quảng cáo và email vì chúng có thể được sử dụng làm từ khóa bởi nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên có các kỹ năng cụ thể.
Bảo vệ thương hiệu của bạn
Bạn biết rằng lỗi chính tả và sự không nhất quán có thể làm hỏng thương hiệu công ty dễ dàng như thế nào. Tương tự, thương hiệu cá nhân trên CV Marketing của bạn cũng vậy.
Không có chỗ cho các lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc định dạng. Vì vậy, hãy kiểm tra CV nhiều lần nhất có thể. Đảm bảo rằng CV Marketing của bạn không phải là một trong số hàng nghìn CV bị từ chối vì những lỗi cơ bản.
Hãy làm theo các bước đơn giản trên và CV Marketing của bạn sẽ tỏa sáng. Bạn sẽ tạo ra một tài liệu truyền đạt đầy đủ giá trị độc đáo của mình và tập trung vào các vai trò yêu thích. Chúc bạn may mắn!
Huỳnh Trâm
Cẩm Nang Việc Làm
Đối với các bạn lần đầu tiên đi phỏng vấn để xin việc chắc hẳn luôn lo lắng không biết nên chuẩn bị như thế nào cho cuộc phỏng vấn, những bước chuẩn bị sau đây sẽ giúp bạn tự tin, bình tĩnh bước vào cuộc phỏng vấn.
1.Tìm hiểu công ty mà bạn sẽ tham dự phỏng vấn
Bạn có thể tìm hiểu thông tin công ty thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân, web side hoặc các phương tiện thông tin khác. Vì đôi khi các phỏng viên hay hỏi rằng bạn biết gì về công ty để xem thử mức độ quan tâm của bạn đối với nơi mà bạn sẽ làm việc. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn điều đó sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
2.Dự tính thời gian đến nơi phỏng vấn
Trong trường hợp bạn chưa bao giờ đến nơi sẽ phỏng vấn, bạn nên đến thử xem đó ở nơi nào, mất thời gian bao lâu để đến nơi đó. Nếu bạn biết rõ địa điểm và thời gian cần thiết để đến nơi đó thì cũng nên trừ hao thời gian đến trước tối thiểu là 10 phút. Với thời gian trừ hao đó sẽ hữu ích cho bạn nếu phát sinh một trục trặc nào đó hoặc sắp xếp lại hổ sơ, các vật dụng cần thiết đã chuẩn bị ở nhà và chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, bình tĩnh trước khi vào cuộc phỏng vấn.
3.Lưu lại số điện thọai công ty phỏng vấn và tên người liên hệ
Đây là việc làm cần thiết và vô cùng hữu ích cho bạn trong trường hợp vì một lí do nào đó mà bạn không đến kip, khi đó bạn sẽ liên hệ để giải thích lí do vì sao đến trễ và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.
4.Trang phục khi phỏng vấn
Bạn nên chuẩn bị trang phục phù hợp với vị trí mà bạn phỏng vấn. Điều này giúp bạn tự tin và thỏai mái hơn trong suốt quá trình phỏng vấn. Bạn cần lưu ý không nên mặc trang phục quá thời trang như quần jean, áo thun. Những trang phục có màu sắc sặc sỡ hay lòe lọet sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Tốt hơn bạn nên mặc các trang phục văn phòng. Đối các bạn nữ nên trang điểm nhẹ nhàng để có gương mặt tươi tắn và xinh xắn hơn. Các bạn nam cũng nên chú ý đến tóc tai thật gọn gàng vì vẽ bên ngòai cũng chứng tỏ bạn là con người làm việc như thế nào đấy bạn ạ.
Phỏng vấn việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email của bạn để nhận tin Việc Làm mới nhất