Operation Manager là gì? Trong các doanh nghiệp, Operation Manager là một khái niệm vô cùng quen thuộc. Thậm chí, đây là một công việc được các doanh nghiệp tìm kiếm và săn đón nhân tài hàng đầu. Vậy trên thực tế, các doanh nghiệp dùng Operation Manager để chỉ điều gì? Và đâu là những kỹ năng mà một Operation Manager cần phải có. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Operation Manager là gì?
Khi mới nghe qua, ai cũng đều thắc mắc Operation Manager là gì? Thực ra đây là một từ chuyên ngành dùng để chỉ một chức danh nghề nghiệp. Trong đó, operation có nghĩa là điều hành, vận hành… còn Manager được hiểu là sự quản lý, giám sát… Khi dịch sang tiếng Việt, có thể hiểu đơn giản, đây là khái niệm dùng để chỉ những người đóng vai trò quản lý, điều hành… các hoạt động trong từng doanh nghiệp.
Công việc của Operation Manager là làm gì?
Ở mỗi ngành nghề khác nhau, các Operation Manager sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, các Operation Manager thường sẽ đảm nhiệm những vai trò cơ bản như quản lý về tài chính, quản lý việc xuất – nhập hàng hoá, quản lý nhân sự, quản lý những hoạt động được diễn ra ở doanh nghiệp…
Cụ thể, một Operation Manager phải đảm nhiệm những công việc sau đây:
Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp
Operation Manager là người đưa ra những kế hoạch, định hướng, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Những kế hoạch, định hướng, chiến lược này nhằm giúp doanh nghiệp ổn định hơn và phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn.
Tham gia tổ chức, quản lý thực hiện chiến lược
Operation Manager sẽ trực tiếp tham gia thực hiện những kế hoạch, định hướng, chiến lược… sau khi chúng được thông qua. Trong đó, Operation Manager là người chịu trách nhiệm chính, phải theo sát quá trình triển khai và thực hiện.
Xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình phát triển chiến lược
Operation Manager phải biết xử lý các tình huống, vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Để đáp ứng được yêu cầu này, Operation Manager không những phải linh hoạt, nhạy bén, sắc sảo mà còn phải có nhiều kinh nghiệm.
Quản lý tài chính
Operation Manager sẽ quản lý các vấn đề liên quan đến tiền bạc. Từng giai đoạn trong quy trình phải gắn bó chặt chẽ với quá trình thu – chi. Operation Manager cần phải theo sát từng bước để nắm rõ mọi tình hình.
Giao lưu, đàm phán với đối tác chiến lược
Operation Manager phải đảm đương những nhiệm vụ liên quan đến vấn đề thuyết trình, giao tiếp, đàm phán… Operation Manager không chỉ thực hiện những điều này cùng ban lãnh đạo công ty, mà còn phải thực hiện chúng cùng các đối tác.
Bảo mật dữ liệu doanh nghiệp
Operation Manager phải bảo mật những tư liệu quan trọng của công ty, tránh để chúng bị “rò rỉ”, thất lạc hoặc rơi vào tay của những đối thủ cạnh tranh.
Thiết lập quan hệ ngoại giao, củng cố đội ngũ nhân sự
Operation Manager có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp thiết lập những mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp ở bên ngoài. Bên cạnh đó, Operation Manager còn phải kết hợp cùng phòng nhân sự để tuyển chọn cho doanh nghiệp những thành viên mới.
Một số công việc liên quan đến Operation Manager
Operation Manager là gì? Operation Manager là một tên gọi khái quát. Ở từng trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng vị trí này bằng những cái tên cụ thể khác nhau:
Logistics Manager
Logistics Manager là những người sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát phía hậu cần, cụ thể là những công việc có liên quan đến vấn đề mua và bán sản phẩm.
Financial Manager
Financial Manager là những người quản lý, giám sát mọi thứ có liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, họ sẽ soạn thảo các báo cáo có liên quan đến vấn đề tài chính, phân tích những dữ liệu có liên quan đến quá trình thu – chi của doanh nghiệp…
Data Manager
Người giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm trực tiếp về toàn bộ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp được gọi là Data Manager.
Thách thức của Operation Manager là gì?
Operation Manager là một công việc đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, Operation Manager sẽ không phải đối mặt với những thách thức, khó khăn.
Vậy thách thức dành cho những Operation Manager là gì? Trước hết, Operation Manager thường không thể khiến tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều cảm thấy vừa ý, hài lòng. Chẳng hạn, khi Operation Manager phê duyệt một kế hoạch này, đồng nghĩa với việc họ phải bác bỏ một kế hoạch khác. Vì lợi ích lớn lao của cả tập thể, Operation Manager luôn trong tình trạng làm “phật ý” một số người.
Bên cạnh đó, Operation Manager thực sự là một công việc rất áp lực. Hầu như Operation Manager luôn phải làm việc hết năng suất. Tuy nhiên, Operation Manager phải giữ sao cho bản thân không cáu gắt những khi mệt mỏi. Ngoài ra, họ còn luôn phải tỉnh táo trong mọi quyết định và luôn cư xử đúng mực với toàn bộ nhân viên trong công ty.
Kỹ năng Operations Manager cần có để vượt qua thách thức
Kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo là kỹ năng quan trọng nhất mà một Operation Manager bắt buộc phải có. Vai trò chính của Operation Manager là quản lý, điều hành. Chính vì thế, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp họ quản lý hiệu quả đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo tốt những kế hoạch đã được đề ra. Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo tốt còn giúp Operation Manager doanh nghiệp đứng vững trước “đầu sóng ngọn gió”, vượt qua các thách thức, khó khăn trên thương trường cạnh tranh khốc liệt.
Kỹ năng giao tiếp
Operation Manager phải đảm nhiệm các công việc quan trọng như thuyết trình và đàm phán. Để đạt được thành công, họ nhất định phải thành thạo kỹ năng giao tiếp. Đây cũng là một trong những kỹ năng bắt buộc phải có ở một Operation Manager. Operation Manager càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy.
Kỹ năng giao tiếp khôn khéo của một Operation Manager không chỉ được bộc lộ ở nội bộ công ty, mà còn phát huy khi họ thiết lập các mối quan hệ bên ngoài. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể có được các đối tác phát triển bền vững.
Kỹ năng lập kế hoạch
Như đã nói ở trên, công việc chính và quan trọng nhất của một Operation Manager là hoạch định chiến lược. Do vậy, tất cả Operation Manager đều phải lập ra những kế hoạch nhất định. Từ kế hoạch này, họ sẽ phân chia cho cấp dưới những nhiệm vụ cụ thể. Kỹ năng lập kế hoạch càng giỏi, kế hoạch càng dễ dàng thành công, doanh nghiệp càng nhanh chóng phát triển.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Và Operation Manager chính là người trực tiếp đứng ra giải quyết những phát sinh ấy. Nếu Operation Manager không giỏi kỹ năng giải quyết vấn đề, doanh nghiệp sẽ không bao giờ có thể bền vững phát triển. Vì vậy đây là kỹ năng quan trọng để Operation Manager giữ vững “chiếc ghế” của mình trong doanh nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Operation Manager là người quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động giữa các phòng ban, giữa mọi bộ phận, giữa tất cả các nhân viên… Là một người mang “chức năng” kết nối, Operation Manager cần phải thành thạo kỹ năng làm việc nhóm. Việc thành thạo kỹ năng này sẽ thúc đẩy quá trình làm việc của toàn doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, suôn sẻ, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Operation Manager là gì chưa nào? Operation Manager là một công việc thật sự tuyệt vời. Sự thành bại của một doanh nghiệp, công ty được quyết định rất nhiều bởi năng lực của Operation Manager. Với những kiến thức và thông tin cơ bản xoay quanh cụm từ này, chúng tôi hy vọng quý độc giả đã hiểu hơn về Operation Manager.
Pha Lê
Cẩm Nang Việc Làm