© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
TÌM VIỆC LÀM | TÌM VIỆC NHANH HÀ NỘI | TÌM VIỆC NHANH SÀI GÒN
Chào mừng bạn đến với website Tìm VIệc Nhanh - Tìm Việc Làm Hà Nội - Tìm Việc Làm Sài Gòn
© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Mới đây, UBND TPHCM đã có biên bản quyết định xử phạt hành chính đối với công ty TNHH Nobland Việt Nam (quận 12, TPHCM).
Theo đó, công ty đã vi phạm 2 hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định pháp luật (hành vi số 1) và huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá 300 giờ/năm (hành vi số 2).
Công ty sẽ bị xử phạt 70 triệu đồng đối với hành vi số 1 và 100 triệu đồng với hành vi số 2, tổng mức phạt là 170 triệu đồng. Các quyết định được đưa ra dựa trên quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ.
Theo kết luận của Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, công ty có tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, gửi văn bản đến Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố về làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/năm.
Tuy nhiên, trong năm 2023, công ty TNHH Nobland Việt Nam có huy động 119 người làm thêm giờ vượt quá 300 giờ/năm theo quy định (theo bảng chi tiết số giờ tăng ca năm 2023).
Ngoài ra, ngày 7/5, công ty còn khấu trừ lương của 111 người lao động, với tổng số tiền hơn 29 triệu đồng trên bảng lương tháng 4. Sau khi công nhân phản ánh và báo chí đưa tin, công ty cũng đã hoàn trả số tiền này vào ngày 9/5.
Thanh tra Sở cũng đã yêu cầu công ty TNHH Nobland chấm dứt hành vi vi phạm, tiếp tục duy trì các nội dung đã thực hiện và khắc phục nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Theo báo cáo thị trường lao động 6 tháng đầu năm 2024 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố có dấu hiệu phục hồi rõ rệt với lượng khách quốc tế và nội địa tăng lên. Từ đó, các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn và vận tải cũng hưởng lợi từ xu hướng này.
Kết quả khảo sát của Falmi cho thấy, nhu cầu tìm việc của người lao động có xu hướng tăng ở các ngành, lĩnh vực kinh doanh thương mại; hành chính – văn phòng – biên phiên dịch, kế toán – kiểm toán, marketing, nhân sự, quản lý điều hành, công nghệ thông tin…
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp theo ngành nghề trong 6 tháng đầu năm cũng tập trung vào các nhóm ngành kinh doanh, thương mại với nhu cầu gần 46.000 chỗ làm việc, chiếm 28,98% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các vị trí như: Nhân viên bán hàng và tư vấn bán hàng; nhân viên kinh doanh; nhân viên giám sát bán hàng; cộng tác viên bán hàng trên mạng; nhân viên mua hàng…
Nhóm ngành dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Doanh nghiệp cần gần 20.800 chỗ làm việc, chiếm 13,07% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các vị trí: Nhân viên giao hàng; nhân viên bảo vệ; nhân viên đóng gói hàng hóa; nhân viên chăm sóc sắc đẹp, nhân viên dọn dẹp vệ sinh; công việc dịch vụ thêm ngoài giờ hành chính…
Dự báo trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu nhân lực vẫn tập trung ở khu vực thương mại – dịch vụ. Falmi dự báo các doanh nghiệp cần tuyển dụng khoảng 103.000-108.000 chỗ làm việc ở khu vực này, chiếm 66,89% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố.
Riêng nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố là khoảng 92.000-97.000 chỗ làm việc, chiếm 60,04% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố.
Trong đó, ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ chiếm 25,38%; vận tải, kho bãi chiếm 2,09%; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 3,84%; thông tin và truyền thông chiếm 5,18%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 5,33%; hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 9,93%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm 5,61%; giáo dục và đào tạo chiếm 1,85%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội chiếm 0,83%.
Từ dự báo trên, Falmi đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM tiếp tục tổ chức các sàn giao dịch việc làm, tập trung kết nối lao động các ngành nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao trong 6 tháng cuối năm; cụ thể là các ngành bán buôn và bán lẻ, kinh doanh bất động sản…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) đã tiến hành khảo sát 23.550 lượt doanh nghiệp, trong đó tiến hành phân tích sâu các phiếu khảo sát có đầy đủ thông tin tại 8.993 doanh nghiệp.
Từ khảo sát trên, Falmi nhận định thị trường lao động TPHCM có xu hướng phát triển tích cực, phù hợp với xu hướng kinh tế và nhu cầu phát triển của thành phố, nhu cầu tuyển dụng tăng cao…
Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2024 của toàn thành phố là 153.500-161.500 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực vẫn tập trung tuyển dụng ở các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm và nhóm ngành dịch vụ chủ yếu.
Riêng 4 ngành công nghiệp trọng điểm, nhu cầu nhân lực là khoảng 23.961-25.210 chỗ làm việc, chiếm 15,61% tổng nhu cầu nhân lực toàn thành phố; trong đó, ngành cơ khí chiếm 6,79%; sản xuất hàng điện tử chiếm 3,09%; chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống chiếm 3,73%; hóa dược – cao su và plastic chiếm 1,99%.
Trong 6 tháng đầu năm, nhóm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã dẫn đầu thị trường tuyển dụng khi cần đến 46.184 chỗ làm việc, chiếm 29,12% tổng nhu cầu nhân lực của toàn thị trường. So với tỷ lệ 25,51% của cả năm 2023, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp ngành này đã tăng 3,61%.
Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề chuyên môn của lao động, lao động nắm giữ các kỹ năng nghề thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo cũng được tuyển dụng nhiều nhất. Trong 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì hầu hết đều là các nghề cung ứng nhân lực cho ngành kinh tế chế biến, chế tạo.
Hệ thống cung ứng nhân sự trung và cao cấp của Adecco Việt Nam cũng ghi nhận tình hình tương tự. Số lượng vị trí tuyển dụng trong ngành sản xuất và chế tạo mà Adecco Việt Nam tiếp nhận trong 6 tháng đầu năm 2024 đã tăng 10% so với nửa đầu năm 2023.
Từ nhu cầu tuyển dụng tăng cao, khan hiếm nguồn lao động phù hợp, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực tăng cường phúc lợi cho người lao động để giữ chân nhân tài.
Theo khảo sát của Falmi, ngoài lương thưởng theo quy định thì nhiều doanh nghiệp còn thực hiện thêm các chính sách như: Thưởng các ngày lễ, thưởng năng suất, cho lao động nghỉ dưỡng sức, khám sức khỏe định kỳ, đào tạo nâng cao tay nghề, tặng quà sinh nhật, tiền thăm bệnh, mua các gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên, tăng thêm ngày nghỉ phép, cho lao động làm việc tại nhà…
Ở chiều ngược lại, tiêu chuẩn tuyển dụng của doanh nghiệp cũng ngày càng khắt khe hơn, phát triển theo hướng thu hút lao động có trình độ tay nghề cao và nhân lực qua đào tạo. Thị trường lao động TPHCM lại tập trung nguồn lao động có trình độ đại học trở lên rất lớn.
Theo bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Falmi, tính cạnh tranh của thị trường lao động đòi hỏi người lao động cần phải trang bị về kiến thức, có kỹ năng nghề cao, có tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường làm việc.
Không chỉ là môi trường làm việc trong nước mà lao động còn phải có kỹ năng thực hành tốt để đáp ứng môi trường làm việc quốc tế, sẵn sàng tham gia thị trường lao động hội nhập và di chuyển lao động ra các quốc gia trên thế giới.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Sản xuất, chế tạo dẫn đầu thị trường
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) đã thực hiện khảo sát 23.550 lượt doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 158.600 chỗ làm việc. Từ đó, Falmi thống kê 10 ngành kinh tế và 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất.
Dẫn đầu thị trường việc làm 6 tháng đầu năm vẫn là nhóm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngành kinh tế này cần 46.184 chỗ làm việc, chiếm 29,12% tổng nhu cầu nhân lực của toàn thị trường.
So với tỷ lệ 25,51% của cả năm 2023, nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp ngành này đã tăng 3,61%.
Nhu cầu tuyển dụng nhiều thuộc doanh nghiệp kinh doanh các ngành như: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất thiết bị điện; công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt…
Thống kê nhu cầu tuyển dụng theo ngành nghề chuyên môn của lao động, có thể thấy lao động nắm giữ các kỹ năng nghề thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo cũng được tuyển dụng nhiều nhất.
Trong 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao thì hầu hết đều là các nghề cung ứng nhân lực cho ngành kinh tế chế biến, chế tạo.
Nhóm lao động ngành cơ khí – tự động hóa, doanh nghiệp cần 6.629 chỗ làm việc, chiếm 4,18% tổng nhu cầu nhân sự.
Nhóm lao động ngành kỹ thuật điện – điện lạnh – điện công nghiệp – điện tử, doanh nghiệp cần 5.678 chỗ làm việc, chiếm 3,58% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhóm lao động ngành dệt may – giày da, doanh nghiệp cần 5.091 chỗ làm việc, chiếm 3,21% tổng nhu cầu nhân lực.
Hệ thống cung ứng nhân sự trung và cao cấp của Adecco Việt Nam cũng ghi nhận tình hình tương tự.
Bà Trương Thiên Kim, Phó Giám đốc Dịch vụ tư vấn tuyển dụng Adecco Việt Nam, cho biết: “Việt Nam đang củng cố vai trò là trung tâm sản xuất và chế tạo, dẫn đến nhu cầu lao động có tay nghề cao trong lĩnh vực này gia tăng. Số lượng vị trí tuyển dụng trong ngành này mà Adecco Việt Nam tiếp nhận đã tăng 10% so với nửa đầu năm 2023”.
Đáng chú ý, việc tìm kiếm các chuyên gia và vị trí cấp cao về quản lý chất lượng, nguồn cung ứng và tối ưu hóa quy trình trong lĩnh vực sản xuất cũng trên đà tăng trưởng.
“Khi Việt Nam hướng tới trở thành một trung tâm sản xuất xanh và tạo điều kiện xuất khẩu các sản phẩm “made-in-Vietnam” sang các thị trường phát triển, nhu cầu đối với kỹ sư môi trường cũng tăng cao”, bà Trương Thiên Kim nhận định.
Bất động sản lọt vào Top 3
Trong danh sách 10 nhóm ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao nhất 6 tháng đầu năm 2024 do Falmi thống kê, bất động sản gây bất ngờ khi vươn lên vị trí thứ 3 so với vị trí thứ 7 trong năm 2023.
Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng kinh doanh, quản lý tài sản, bất động sản của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 là 11.070 chỗ làm việc, chiếm 6,98% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các vị trí như: Nhân viên kinh doanh bất động sản; nhân viên tư vấn bất động sản; nhân viên môi giới bất động sản; nhân viên giám sát, quản lý tòa nhà, chung cư…
Trong cả năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành nghề này chỉ là gần 14.000 chỗ làm việc, chiếm 4,55% tổng nhu cầu nhân lực, đứng thứ 7 trong danh sách 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất do Falmi thống kê.
Thống kê theo ngành kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản cũng có nhu cầu tuyển dụng 14.306 chỗ làm việc, chiếm 9,02% tổng nhu cầu nhân lực.
Trong 10 ngành kinh tế có nhu cầu tuyển dụng cao nhất 6 tháng đầu năm 2024 ở TPHCM, hoạt động kinh doanh bất động sản cũng đứng vị trí thứ 3.
Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê TPHCM, tất cả 9 ngành dịch vụ trọng yếu của thành phố đều có mức tăng trưởng dương, đóng góp đến 59,9% tổng sản phẩm (GRDP) toàn thành phố.
Ngành bất động sản dù tăng thấp nhất trong 9 ngành dịch vụ trọng yếu nhưng cũng đạt mức tăng trưởng 2,94% so với cùng kỳ, cho thấy dấu hiệu khởi sắc của ngành này.
Một số ngành nghề khác có nhu cầu tuyển dụng cao trong 6 tháng đầu năm 2024 là: Ngành kinh doanh thương mại cần 45.963 chỗ làm việc, chiếm 28,98% tổng nhu cầu nhân lực; ngành dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ cần 20.729 chỗ làm việc, chiếm 13,07%; ngành dịch vụ tư vấn – nghiên cứu khoa học và phát triển cần 8.136 chỗ làm việc, chiếm 5,13%; ngành hành chính – văn phòng – biên phiên dịch cần 6.281 chỗ làm việc, chiếm 3,96%…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày 14/3/2024, Hội đồng Nhân dân TPHCM đã ban hành Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp; người trực tiếp tham gia hoạt động ở khu phố, ấp và mức khoán kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã, mức kinh phí hoạt động của khu phố, ấp trên địa bàn TPHCM.
Theo Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã bao gồm 18 chức danh. Mức phụ cấp sẽ được trả cho từng chức danh.
Mức phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được tính theo trình độ của người lao động. Mỗi cấp bậc trình độ sẽ có hệ số phụ cấp khác nhau.
Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã chưa có trình độ trung cấp, Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐND quy định được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 1,86 lần mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành (1/8/2023) phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định, hết thời gian này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện giải quyết chế độ thôi việc.
Đối với Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài mức phụ cấp trên còn được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ.
Tại khu phố và ấp sẽ có tối đa 5 người được hưởng phụ cấp hằng tháng. Tùy vào quy mô dân số của mỗi khu phố, ấp được chia làm 2 mức khoán quỹ phụ cấp hằng tháng là 4,5 hoặc 6 lần mức lương cơ cở cho mỗi đơn vị.
Trong quá trình làm việc, người hoạt động tại cấp xã, ấp, khu phố có thể kiêm nhiệm nhiều chức danh.
Về phụ cấp kiêm nhiệm, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở khu phố, ấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở khu phố, ấp được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp hằng tháng của chức danh kiêm nhiệm.
Người hoạt động không chuyên trách ở khu phố, ấp kiêm nhiệm người trực tiếp tham gia hoạt động ở khu phố, ấp được hưởng 100% mức hỗ trợ hằng tháng dành cho người trực tiếp tham gia hoạt động ở khu phố, ấp (0,3 lần mức lương cơ sở).
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngành dịch vụ phục hồi, thiếu hụt lao động
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), tình hình kinh tế TPHCM trong 6 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và có xu hướng tăng trưởng nhờ các chính sách kinh tế phù hợp và đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cùng với tiêu dùng nội địa, đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu sôi động, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các ngành hàng như điện tử, dệt may, da giày, chế biến gỗ và nông sản. Dịch vụ du lịch có dấu hiệu phục hồi rõ rệt với lượng khách quốc tế và nội địa tăng lên. Các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn và vận tải cũng hưởng lợi từ xu hướng này.
Nhờ đó, thị trường lao động TPHCM 6 tháng vừa qua có xu hướng phát triển tích cực, phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế và nhu cầu phát triển của thành phố. Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao, đặc biệt ở các ngành công nghiệp công nghệ, dịch vụ, du lịch và bất động sản. Doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán – kiểm toán, marketing…
Trên cơ sở kết quả khảo sát cung cầu lao động 6 tháng đầu năm, Falmi dự báo TPHCM cần khoảng từ 153.500-161.500 nhân công trong 6 tháng cuối năm. Nhu cầu nhân lực vẫn tập trung tuyển dụng ở các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm và nhóm ngành dịch vụ chủ yếu.
Cụ thể, thành phố cần khoảng 103.000-108.000 chỗ làm việc (chiếm 66,89% tổng nhu cầu nhân lực) ở khu vực thương mại – dịch vụ; 51.000-53.000 chỗ làm việc (chiếm 33,03%) ở khu vực công nghiệp – xây dựng. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 0,08%.
Trong các nhóm ngành công nghiệp trọng điểm, các doanh nghiệp trên địa bàn cần khoảng 24.000-25.000 chỗ làm việc, chiếm 15,61% tổng nhu cầu nhân lực. Nhóm ngành dịch vụ chủ yếu cần khoảng từ 92.000-97.000 chỗ làm việc, chiếm 60,04%.
Ngành nào khó tuyển lao động?
Tuy nhiên, thị trường 6 tháng đầu năm có dấu hiệu khó tuyển lao động và tình trạng này có khả năng kéo dài. Theo khảo sát của Falmi tại 654 doanh nghiệp thì có khoảng 154 doanh nghiệp (chiếm 23,55%) trả lời gặp khó khăn trong hoạt động tuyển dụng.
Các doanh nghiệp khó tuyển dụng tập trung phần lớn ở các ngành: bán buôn và bán lẻ; công nghiệp chế biến chế tạo; thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ…
Theo bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Falmi, một số lý do chủ yếu khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng là: Khó tìm được lao động có ngành đào tạo phù hợp với vị trí tuyển dụng; lao động thiếu kỹ năng nghề, kỹ năng mềm và năng lực thực hành ứng dụng vào công việc thấp; doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về lương đối với lao động dự tuyển; không tìm được lao động vừa có chuyên môn cao vừa có ngoại ngữ lưu loát…
Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, cũng cho biết đang có tình trạng doanh nghiệp khó tuyển lao động. So sánh cung cầu lao động tại trung tâm cho thấy, có đến 40.000 vị trí việc làm doanh nghiệp tuyển dụng mà không có lao động ứng tuyển.
Để ổn định thị trường lao động cuối năm, bà Nguyễn Hoàng Hiếu đề nghị 3 bên (doanh nghiệp, người lao động, đơn vị dịch vụ việc làm) đều phải nỗ lực.
Theo đó, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo cho 3 loại lao động (lao động quản lý, lao động gián tiếp và lao động trực tiếp) gắn với từng ngành, trình độ cụ thể định kỳ ngắn, trung và dài hạn phù hợp với mục tiêu phát triển của mình.
Đối với người lao động, ngoài kiến thức chuyên môn, cần trang bị cho mình những kỹ năng nghề gắn với vị trí làm việc và cần có thái độ làm việc tích cực để đảm bảo hoàn thành tốt các công việc và phát triển trong tương lai.
Bà Hoàng Hiếu cũng đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố tiếp tục tổ chức các sàn giao dịch việc làm, ngày hội tuyển dụng, tập trung kết nối lao động thuộc các ngành, nghề mà doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao trong 6 tháng cuối năm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày 25/6, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức hội nghị giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2024.
Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, cho biết: “So với cùng kỳ năm 2023, thị trường lao động có nhiều khởi sắc, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lên đến hàng ngàn lao động ở một số lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may, da giày, thương mại – dịch vụ gia tăng…”.
Ước tính, trong 6 tháng đầu năm, các thành phần kinh tế thu hút giải quyết việc làm cho hơn 166.000 lượt người; trong đó, số chỗ việc làm mới là hơn 74.000. So với cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ giải quyết việc làm tăng 2,44%, tỷ lệ tạo việc làm mới tăng 1,55%.
Ngoài giải quyết việc làm trong nước, ngành lao động TPHCM còn nỗ lực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đưa 4.137 lao động đi làm việc ở các nước ngoài.
Sở LĐ-TB&XH TPHCM còn đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động của thành phố. Ngay từ đầu năm, Sở đã tổ chức Đoàn công tác đi làm việc tại Cộng hòa liên bang Đức đàm phán với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học để thực hiện chuyển giao các chương trình đào tạo chăm sóc sức khỏe, dưỡng lão.
Cùng với đó, các đơn vị trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã đẩy mạnh công tác kết nối cung – cầu lao động thông qua nhiều hình thức tuyển dụng trực tiếp và trực tuyến, lồng ghép tư vấn việc làm khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp…
Tính đến ngày 31/5, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố đã phối hợp tổ chức 24 phiên, sàn giao dịch việc làm với 352 doanh nghiệp tham dự và nhu cầu tuyển dụng là 44.530 vị trí công việc.
Nhờ đó, lao động thất nghiệp nhanh chóng có việc làm mới, hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp được nâng cao, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố. Nỗ lực này đã góp phần kéo giảm tỷ lệ người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố đã tiếp nhận 59.964 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành 55.601 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
So với cùng kỳ năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm 7,5% (giảm 4.896 trường hợp), số người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm 5,76% (giảm 3.398 trường hợp).
Thị trường khởi sắc còn thể hiện qua tình hình quan hệ lao động trên địa bàn thành phố tương đối hài hòa, ổn định. Nhận thấy rõ nét nhất qua tình hình tranh chấp lao động tập thể đã giảm 3 vụ và giảm 1.027 người tham gia so với cùng kỳ.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2024 của Sở LĐ-TB&XH TPHCM, hiện Sở đã hoàn thành 36/83 chỉ tiêu, nhiệm vụ (đạt 43,37% kế hoạch năm). Trong đó, đã hoàn thành trước hạn 21/36 nhiệm vụ và không có nội dung trễ hạn.
Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành tăng so với cùng kỳ, như: Giải quyết việc làm tăng 2,44%, số chỗ việc làm mới tăng 1,55%, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo tăng 1,37%, công tác tuyển sinh đào tạo nghề tăng 1,51%…
Ngoài ra, công tác quản lý, chăm lo cho diện chính sách, trẻ em, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng cai nghiện ma túy tại cộng đồng và các đơn vị được quan tâm thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.
Tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội được đảm bảo, không có vụ việc trốn trường tập thể, ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Đặc biệt, chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2023 của Sở được thành phố xếp loại xuất sắc, tăng 4 bậc (18/26 đơn vị) so với năm 2022. Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở (DDCI) xếp hạng 9/20 đơn vị.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Khó khăn trăm bề
Sáng 20/6, khách đến chợ An Đông (quận 5, TPHCM) không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh nhiều sạp hàng đồ may mặc, vàng bạc đồng loạt đóng cửa.
Ở khu vực lầu 1 và 2 chỉ còn lác đác vài sạp mở cửa bán. Giữa lối đi của chợ, tiểu thương ngồi thành nhiều nhóm, gương mặt đầy vẻ lo lắng.
Anh N.H., tiểu thương chuyên kinh doanh quần áo tại chợ, cho biết nguyên nhân các sạp hàng đồng loạt đóng cửa là do phần lớn tiểu thương tại đây lo sợ sẽ bị Đội quản lí thị trường kiểm tra, xử phạt.
Bởi họ đều gặp khó khăn trong việc xuất trình hóa đơn đầu vào, nguồn gốc hàng hóa.
“Nhiều năm qua, tình hình kinh doanh tại chợ đã rất khó khăn, ế ẩm. Chúng tôi chỉ dám nhập hàng số lượng ít từ nguồn nhỏ, lẻ nên không có hóa đơn đầu vào.
Chợ ế ẩm, các mối sỉ dần mất đi, tôi chủ yếu bán lẻ mỗi ngày vài món nên cũng chẳng có hóa đơn đầu ra. Vậy nên kiểm tra đến đâu thì hẳn là tôi cũng bị xác định vi phạm hết cả. Sợ quá, tôi đóng sạp luôn!”, anh H. nói.
Anh H. kể từng bị Đội Quản lý thị trường kiểm tra, xử phạt một lần. Lúc ấy, số tiền xử phạt đối với anh quá lớn, anh đành bỏ luôn số hàng trị giá hàng trăm triệu đồng mà cơ quan chức năng đã lập biên bản, tạm giữ.
Anh H. than đã kinh doanh tại chợ gần 8 năm nay, nhưng chưa từng chứng kiến việc kinh doanh khó khăn như năm nay. Anh H. vừa cười chua chát: “Kỷ lục của tôi là 10 ngày không có khách nào đến mở hàng”.
Doanh thu sụt giảm 80%, các mối sỉ lần lượt bặt vô âm tín. Hằng tháng, anh H. phải gánh nhiều chi phí chất chồng lên nhau.
Từ sau dịch Covid-19 đến nay, anh H. luôn phải gồng lỗ, bán hết đồ có giá trị trong nhà để rót tiền duy trì sạp hàng. Nam tiểu thương đã tính chuyện “giải nghệ” nếu tình cảnh tiếp diễn.
“Tiểu thương chúng tôi vẫn muốn chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật, nhưng thực tế là không nắm rõ. Chúng tôi hi vọng ban quản lý chợ, cơ quan chức năng có thể giải thích, hướng dẫn một cách rõ ràng cách tháo gỡ vướng mắc, có hướng hỗ trợ tiểu thương giải quyết vấn đề”, anh H. chia sẻ.
Bà Ngọc (tên đã được thay đổi theo yêu cầu), tiểu thương chuyên doanh quần áo, cho hay kể trong 2 tháng qua, kể từ khi Đội quản lý thị trường kiểm tra liên tục, bà và nhiều tiểu thương khác mở sạp mỗi ngày trong nỗi thấp thỏm.
“Xuất xứ của hàng hóa thì nhiều nguồn nhưng không có nguồn nào xin được hóa đơn, chứng từ vì số lượng nhập rất ít. Vả lại, chúng tôi lại nhập của nguồn gián tiếp chứ không từ xưởng, bán đến đâu lại mua tiếp, càng khó đòi hóa đơn.
Thật sự điều này rất khó khăn, vì nếu ngỏ lời xin hóa đơn, chứng từ, người nắm nguồn hàng sẽ ái ngại và từ chối giao hàng lần sau”, bà Ngọc nói.
Lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của tiểu thương
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó trưởng Ban quản lý chợ An Đông, cho hay đến trưa 20/6, sau khi được Ban quản lý chợ vận động, thuyết phục, phần lớn tiểu thương đã mở cửa, kinh doanh trở lại.
Những sạp vẫn đóng cửa là do chủ sạp đã về từ sớm, một số đã trả giấy phép kinh doanh từ trước. Theo bà Hà, từ tháng 5 đến nay, Đội quản lý thị trường số 5, Cục quản lý thị trường TPHCM, tổ chức kiểm tra đột xuất hoặc theo kế hoạch tại khu chợ.
Gần đây nhất, Đội có đến kiểm tra vào ngày 13, 14, 18/6, phát hiện nhiều vi phạm tại các sạp hàng về cách đơn ghi hóa đơn, tiểu thương không có xuất trình được hóa đơn đầu vào.
Ngày 19/6 đến trưa 20/6, tiểu thương bắt đầu đóng sạp. Nói về những lý do các tiểu thương nêu khó khăn trong thực hiện thủ tục kinh doanh, đại diện Ban quản lý chợ cho biết đã ghi nhận và đang phối hợp với Đội quản lý thị trường tìm hướng giải quyết, hỗ trợ tiểu thương.
“Sau khi tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của tiểu thương, Ban quản lý chợ chúng tôi đã trình báo cáo tới cơ quan quản lý thị trường. Đội quản lý thị trường số 5 cũng đã có văn bản gửi đến tiểu thương để trao đổi, làm rõ mọi thắc mắc.
Theo kế hoạch, 25/6 tới, Đội sẽ có một buổi gặp mặt các tiểu thương để giải đáp những vướng mắc, đưa ra hướng xử lý thích hợp, đồng thời sẽ tập huấn, hướng dẫn để tiểu thương tránh nguy cơ dính vi phạm trong hoạt động kinh doanh, buôn bán”, Phó trưởng Ban quản lý chợ An Đông nói.
Đại diện Ban quản lý chợ cho biết thêm, hằng năm, đơn vị đều phối hợp với Đội quản lý thị trường để tuyên truyền các nội dung về giấy phép kinh doanh; bán đúng giá niêm yết; giấy tờ, hóa đơn, chứng từ thể hiện rõ xuất xứ hàng hóa; đăng ký sở hữu trí tuệ. Các tiểu thương đều đã ký cam kết về những nội dung được phổ biến.
“Thời gian qua, Ban quản lý chợ cũng nhận thấy tình hình kinh doanh khó khăn, doanh thu giảm, thách thức với tiểu thương. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chung, cạnh tranh lớn từ thương mại trực tuyến…”, bà Hà chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Số liệu thống kê đến hết ngày 31/5 trên Cổng thông tin Việc làm TPHCM (vieclamhcm.com.vn), trong tháng 5, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng 15.374 lao động phổ thông. Tuy nhiên, số lao động phổ thông tìm việc chỉ có 2.736 người, chưa đạt 1/5 nhu cầu của doanh nghiệp.
Thực tế tuyển dụng lao động phổ thông tại TPHCM khá khó khăn, nhất là các ngành thâm dụng lao động như may mặc, da giày… Thời điểm đầu năm, công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TPHCM) chấp nhận tuyển cả lao động trung niên để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Phát biểu tại một hội nghị vào tháng 5, bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Nhân sự công ty TNHH may mặc Quảng Việt (huyện Củ Chi, TPHCM), cũng cho biết rất khó tuyển dụng lao động để bổ sung cho số công nhân nghỉ việc vào cuối năm ngoái.
Trong tháng 5, các doanh nghiệp ngành da giày, may mặc trên địa bàn TPHCM có nhu cầu tuyển dụng 7.039 vị trí việc làm nhưng chỉ có 645 hồ sơ ứng tuyển trên Cổng thông tin Việc làm TPHCM. Ngành thực phẩm, đồ uống cần 6.968 lao động nhưng chỉ có 257 hồ sơ tìm việc.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM (đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố), trong 5 tháng đầu năm, phân theo trình độ chuyên môn thì nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật không bằng cấp của doanh nghiệp chiếm gần 36% tổng nhu cầu lao động. Trong khi đó, nguồn cung rất thấp.
Thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) về tình hình lao động, việc làm quý I/2024 cũng cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về cung cầu lao động phổ thông trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông trong quý I/2024 là 11.168 chỗ làm việc, chiếm 13,52% tổng nhu cầu tuyển dụng. Trong khi đó, nhu cầu tìm việc làm thuộc nhóm lao động phổ thông chỉ có 1.039 người, chiếm 2,79% tổng số lượt tìm việc.
Trong chiến lược lao động, việc làm đến năm 2030, TPHCM cũng đã dự báo khó khăn về nguồn cung lao động cho nền kinh tế thành phố khi gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các địa phương lân cận.
Những trung tâm công nghiệp xung quanh đang dần bắt kịp TPHCM về phát triển kinh tế, cạnh tranh với thành phố để hấp dẫn nguồn nhân lực từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên… Lao động nhập cư ngày trước chỉ có một sự lựa chọn là TPHCM thì nay có nhiều điểm đến để lựa chọn.
Trong khi đó, thị trường lao động TPHCM vẫn còn hạn chế khi tiền lương nhiều ngành chưa đáp ứng đầy đủ mức sống tối thiểu ở khu vực thành thị, an sinh xã hội hạn chế, lao động nhập cư hầu như không có cơ hội mua nhà ở…
Từ đó, thành phố dự báo trong giai đoạn 2024-2030, tốc độ gia tăng của nhu cầu lao động nhanh hơn so với nguồn cung, đặc biệt là từ năm 2027 trở đi. Điều này có thể tạo nên tình trạng thiếu lao động, gây ra áp lực cạnh tranh giữa các công ty.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Tháng 5, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM thống kê nhu cầu người tìm việc, việc tìm người trên cổng thông tin việc làm thành phố cho thấy có 8.568 người tìm việc và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 6.280 vị trí việc làm.
Trong đó, ngành nông, lâm và thủy sản tiếp tục là ngành không có doanh nghiệp nào tuyển dụng mặc dù trung tâm tiếp nhận đến 1.155 lượt tìm việc của lao động ngành này, chiếm đến 13,48% tổng nhu cầu tìm việc trong tháng.
Những tháng trước, tình hình tuyển dụng của ngành nông, lâm và thủy sản cũng rất thấp. Nếu tính tổng cộng cả 5 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chỉ tuyển 36 vị trí việc làm ngành này.
Ngoài ngành nông, lâm và thủy sản, trong tháng 5, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM còn ghi nhận 9 ngành khác không có doanh nghiệp nào tuyển dụng, bao gồm: Báo chí và thông tin; địa lý, đất đai; giáo dục chính trị, triết học; hóa chất, sinh học; kinh tế; luật; sư phạm, giáo dục; tài nguyên, môi trường; văn hóa, xã hội.
Trong những ngành không có nhu cầu tuyển dụng trên, nhiều ngành đang có mức chênh lệch cung cầu khá lớn trong những tháng đầu năm 2024.
Cụ thể, ngành báo chí và thông tin đang có 250 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 19 vị trí việc làm.
Ngành địa lý, đất đai hiện có 285 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 60 vị trí việc làm.
Ngành giáo dục chính trị, triết học hiện có 308 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 22 vị trí việc làm.
Ngành hóa chất, sinh học hiện có 157 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 6 vị trí việc làm.
Ngành luật hiện có 116 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 26 vị trí việc làm.
Ngành sư phạm, giáo dục hiện có 77 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 33 vị trí việc làm.
Ngành văn hóa, xã hội hiện có 70 hồ sơ tìm việc, nhu cầu tuyển dụng trong cả 5 tháng đầu năm chỉ là 20 vị trí việc làm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
2 triệu lao động nhập cư
Theo dự báo nhân khẩu học của TPHCM, trong trung và dài hạn, đà tăng dân số của Thành phố có khả năng sẽ giảm. Với việc mức sinh con của phụ nữ thấp (khoảng 1,2%) thì số lượng dân số trong độ tuổi lao động sẽ chững lại trong dài hạn.
Đồng thời, dòng di cư dân số ở TPHCM có thể chững lại do các địa phương vệ tinh đang phát triển rất mạnh. Điều này góp phần làm số lượng người lao động nhập cư vào TPHCM có xu hướng giảm trong tương lai.
Quy mô dân số được sử dụng để tính toán khả năng cung cấp lực lượng lao động cho TPHCM bao gồm: Dân số chính thức; thành phần dân số khác gắn với lực lượng lao động chất lượng cao, chuyên gia, lao động có chuyên môn; dân số quy đổi (khách vãng lai, dân số cư trú dưới 6 tháng…).
Từ dự báo nhân khẩu học và cơ cấu cung cấp lao động, TPHCM dự báo nguồn cung lao động của thành phố trong giai đoạn 2025-2030 là khoảng 6-7 triệu người.
Về nhu cầu lao động, dựa trên kịch bản tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 là 8,04% để tính toán thì thành phố cần khoảng 5,8-6,7 triệu người.
Phân tích dữ liệu trên cho thấy, cung và cầu lao động trong suốt giai đoạn 2023-2030 gia tăng đồng đều. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là cung và cầu của thị trường lao động cân bằng.
Thành phố dự báo trong giai đoạn 2024-2030, tốc độ gia tăng của nhu cầu lao động nhanh hơn so với nguồn cung, đặc biệt là từ năm 2027 trở đi. Điều này có thể tạo nên tình trạng thiếu lao động, gây ra áp lực cạnh tranh giữa các công ty.
Hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh đến TPHCM làm việc
Một trong những thách thức lớn nhất của thị trường lao động – việc làm TPHCM hiện nay là sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nội địa.
Những trung tâm công nghiệp, kinh tế mới nổi đang dần bắt kịp TPHCM về phát triển kinh tế, cạnh tranh với thành phố để hấp dẫn nguồn nhân lực từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên…
Trong chiến lược phát triển lao động, TPHCM chỉ rõ các “đối thủ” là: Khu công nghiệp Biên Hòa, khu công nghiệp Long Thành ở Đồng Nai; Bình Dương có khu công nghiệp Vsip II, khu công nghiệp Mỹ Phước; Long An có khu công nghiệp Tân Thạnh; Bà Rịa – Vũng Tàu có khu công nghiệp Cái Mép…
Theo UBND TPHCM, nguồn lao động nhập cư ngày trước chỉ có một sự lựa chọn là TPHCM thì nay có nhiều điểm đến để lựa chọn. Đó là thách thức lớn cho việc phát triển nguồn cung đáp ứng nhu cầu nhân lực của thành phố.
Do đó, trong chiến lược lao động – việc làm đến năm 2030, UBND TPHCM dự kiến triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ lao động yếu thế, người lao động từ các tỉnh đến TPHCM làm việc nhằm thu hút nguồn lực này.
Theo đó, Thành phố sẽ xây dựng mô hình liên kết đào tạo dạy nghề miễn phí giữa Đại học Quốc gia TPHCM với các doanh nghiệp. Trọng tâm của mô hình là đào tạo nghề ngắn hạn cho công nhân, lao động giản đơn nhằm giữ việc làm cho họ, đảm bảo ổn định sản xuất cho doanh nghiệp.
Theo UBND TPHCM, việc tăng cường đầu tư giáo dục nghề nghiệp cho người lao động cần được xem là đầu tư công, gói hỗ trợ doanh nghiệp nội địa phát triển nội lực, mở rộng thị trường.
Khi nhận hỗ trợ, các doanh nghiệp phải cam kết sử dụng lao động và đảm bảo phúc lợi cho người lao động ở mức cơ bản. Các nhà máy khi lên kế hoạch sa thải với quy mô lớn cũng cần tuân thủ các quy định về trách nhiệm xã hội.
Thành phố cũng định hướng xây dựng các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho nhóm lao động trung niên, đảm bảo người lao động lớn tuổi duy trì được công việc.
Ngoài ra, thành phố sẽ tập trung xây dựng các cơ chế, giải pháp phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, cho thuê nhà ở giá rẻ để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp, dân nhập cư.
Cuối cùng, TPHCM đang nghiên cứu chính sách kết hợp công tư để mở rộng lưới an sinh xã hội đến các nhóm lao động từ các tỉnh khó khăn. Mục tiêu là đảm bảo thực hiện an sinh xã hội tối thiểu cho công nhân, người lao động trong doanh nghiệp.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày 15/12, Hội Giáo dục nghề nghiệp TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (15/12/2003-15/12/2023).
Phát biểu tại buổi lễ, Nhà giáo ưu tú Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội GDNN TPHCM, cho biết: “Tiền thân của Hội GDNN TPHCM là Hội Dạy nghề thành phố, là tổ chức tự nguyện của những người làm công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu giáo dục dạy nghề. Đến năm 2014, Hội Dạy nghề thành phố đổi tên thành Hội GDNN”.
Tham dự chương trình, bà Đinh Thị Thanh Thủy, Phó Chánh văn phòng UBND TPHCM, đánh giá cao những đóng góp của Hội GDNN suốt 20 năm qua cho hoạt động dạy nghề của thành phố.
Bà Thanh Thủy nhấn mạnh: “Hội GDNN đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của thành phố. Sự kết nối của hội đã tạo nên những chương trình đào tạo chất lượng, giúp học viên không chỉ nắm vững kiến thức mà còn trang bị những kỹ năng thực tế, bám sát những yêu cầu ngày càng cao của người lao động”.
Cũng tại ngày lễ, Hội GDNN TPHCM đã chính thức ra mắt chương trình khuyến nghệ và ban điều hành chương trình. Đây là một hoạt động tôn vinh, khuyến khích và tạo điều kiện cho những người làm nghề giỏi và những thầy cô giáo dạy nghề giỏi phát triển nghề nghiệp.
Chương trình là một bước phát triển mới của Hội GDNN TPHCM khi có cơ quan chuyên biệt cho hoạt động khuyến khích phát triển nghề và kêu gọi người lao động, học sinh tham gia đào tạo kỹ năng nghề.
Theo ông Lâm Văn Quản, mục tiêu trọng tâm của Hội là góp phần thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và công nghiệp trong nước và quốc tế; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của TPHCM và Việt Nam. Do đó, mọi hoạt động của hội đều nhắm đến mục tiêu trên.
Hội khuyến khích các cơ sở GDNN hợp tác trong việc phát triển chương trình đào tạo chung, chia sẻ tài liệu, tài nguyên giảng dạy. Các trường có thể cùng nhau thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực nghề nghiệp mà các trường có thế mạnh.
Hội còn hỗ trợ thiết lập môi trường hợp tác nội bộ bằng cách tạo ra các cơ chế giao tiếp, trao đổi thông tin và chia sẻ tài liệu giữa các giảng viên và nhân viên quản lý của các cơ sở GDNN trên địa bàn.
Bên cạnh liên kết với các trường, Hội GDNN thành phố còn chú tâm đến việc tăng cường kết nối với doanh nghiệp, hỗ trợ các trường kết nối với doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội hợp tác đào tạo nhân lực đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời tìm đầu ra chất lượng cho sinh viên các trường.
Theo ông Lâm Văn Quản, thời gian tới, Hội GDNN thành phố sẽ thành lập một hội đồng cố vấn bao gồm đại diện các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng tài liệu giảng dạy, định hướng và đánh giá chất lượng đào tạo. Với sự góp ý đào tạo của những nhà quản lý đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh, nguồn nhân lực của thành phố sẽ bám sát hơn thực tiễn lao động và có bước phát triển mới.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày hội kết nối việc làm cho đoàn viên Công đoàn, thanh niên công nhân và người lao động trên địa bàn TPHCM dự kiến tổ chức vào ngày 17/12 tại Cung văn hóa Lao động TPHCM.
Ngày hội này được xem như là sàn giao dịch việc làm lớn nhất trong năm 2023 do Liên đoàn Lao động TPHCM phối hợp cùng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Thành đoàn và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố tổ chức.
Trong gần 100 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng tại ngày hội, công ty TNHH Worldon Việt Nam (Khu công nghiệp Đông Nam, Củ Chi) tuyển nhiều nhất với gần 8.000 vị trí việc làm, chủ yếu là công nhân may, cắt, in… Nguyên nhân là đơn vị này đang mở rộng sản xuất, xây dựng hoàn tất nhà máy mới nên cần nhiều công nhân.
Một doanh nghiệp may mặc khác cần tuyển nhiều lao động là công ty TNHH Đông Nam Việt Nam (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn) với nhu cầu 800 công nhân may. Một số doanh nghiệp may mặc, giày da khác trên địa bàn TPHCM cũng có nhu cầu tuyển dụng cho đơn hàng cuối năm, tuy nhiên, chỉ ở mức 100-200 lao động.
Ngoài các ngành thâm dụng lao động, các doanh nghiệp dịch vụ cũng tuyển dụng nhiều lao động thời vụ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịp Tết. Nhu cầu cao nhất là công ty CP Trung tâm thương mại LOTTE Việt Nam cần tuyển dụng 1.000 nhân viên thời vụ. Công ty CP Máy Tính Viện cũng có nhu cầu tuyển dụng 1.000 kỹ thuật viên sửa chữa, bảo hành.
Ngoài hoạt động giới thiệu việc làm, ngày hội 17/12 còn có nhiều chương trình khác như: thông tin về xu hướng việc làm cho người lao động, tuyên truyền các chính sách về bảo hiểm xã hội và hướng dẫn cài đặt phần mềm VssID, hướng dẫn hồ sơ các chương trình vay vốn ưu đãi cho công nhân…
Trước ngày hội này, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM cũng đã tổ chức rất thành công sàn giao dịch việc làm trực tiếp và trực tuyến liên kết khu vực TPHCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh lân cận vào ngày 24/11.
Sàn giao dịch việc làm này có 16 Trung tâm dịch vụ việc làm và 30 doanh nghiệp tuyển dụng lao động tham gia, thu hút hơn 1.200 người lao động đến tìm kiếm việc làm. Ngay tại ngày diễn ra sàn giao dịch, các doanh nghiệp đã trực tiếp tuyển dụng hàng trăm vị trí việc làm ở các lĩnh vực: công nghệ thông tin, đầu bếp, lễ tân…
Theo ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, hoạt động này không chỉ là nơi để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm, doanh nghiệp tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng mà còn mở rộng cơ hội kết nối giữa TPHCM với các tỉnh lân cận thông qua việc chia sẻ, học tập kinh nghiệm tổ chức sàn giao dịch việc làm.
Theo bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), hiện nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao để chuẩn bị cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh dịp Tết. Falmi dự báo, những tháng cuối năm, TPHCM cần hơn 81.000 chỗ làm việc. Trong quý I/2024, TPHCM cần khoảng 77.500-86.000 chỗ làm việc.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Giữa trưa, ông Trí (53 tuổi, ngụ TPHCM) không nghỉ ngơi mà vẫn chăm chú nhìn vào màn hình máy tính, kiểm tra hộp thư tin nhắn. Thêm một chút nỗ lực, ông Trí hi vọng có khách liên hệ đặt mua biển hiệu.
Thế nhưng, vẻ mặt ông sớm thất vọng, khi hộp thư vẫn hiện “chưa có thông báo mới”.
Hết sức… “gồng” mặt bằng
Ông Trí là tiểu thương kinh doanh tại khu phố chuyên doanh biển hiệu, trên đường Lương Hữu Khánh (quận 1, TPHCM), được hơn 20 năm. Ông cho biết, đây là giai khó khăn và ế ẩm nhất mà ông từng chứng kiến.
“Có những ngày không có khách nào, hôm có khách thì cũng chỉ lác đác vài người. Từ đầu tháng đến giờ, số lượng khách đặt hàng cũng không được bao nhiêu”, ông Trí rầu rĩ.
Theo đó, nếu so với những năm trước, các tháng cuối năm luôn là thời điểm đắt khách nhất. Bởi nhiều doanh nghiệp, chủ cửa hàng tranh thủ đến đặt biển hiệu để hoàn thành thi công trước Tết; hoặc mua những con dấu, kỷ niệm chương để khen thưởng nhân viên dịp cuối năm.
Tuy nhiên, năm nay mọi thứ lại không như mong đợi mặc dù xưởng sản xuất nơi ông Trí thuê đã lên sẵn “dây cót” làm việc, phục vụ cho thời gian cao điểm này. Theo ông Trí, tình hình kinh doanh khó khăn bắt đầu từ khoảng sau giai đoạn Covid-19.
“Năm nay ai cũng thắt chặt chi tiêu, không ngoại trừ các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng. Khách đến chủ yếu mua các mặt hàng như con dấu, kỷ niệm chương,… với giá vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Còn biển hiệu vài chục triệu thì ngóng hoài không thấy ai mua”, vị tiểu thương bộc bạch.
Ông Trí cho hay doanh thu cửa hàng ông giảm hơn một nửa. Nhưng ông may mắn hơn nhiều tiểu thương khác là vì không phải trả tiền thuê mặt bằng, nên vẫn có thể cầm cự được trong thời gian tới.
Cách đó không xa, ông Thanh Lâm (51 tuổi) buồn bã ngồi nghe nhạc, khi cửa hàng không có ai ghé hỏi mua. Mỗi tháng, cửa hàng ông phải “gồng” hơn 10 triệu đồng tiền mặt bằng, chưa kể các chi phí điện, nước, bảo dưỡng khác.
Khi được hỏi về tình hình kinh doanh các tháng cuối năm, cả ông và vợ đều im lặng, lắc đầu rồi tỏ vẻ ngán ngẩm.
“Đây là khó khăn chung, hầu như cả tuyến đường ai cũng buôn bán chật vật. Doanh thu không đủ để gia đình tôi gồng gánh các chi phí khác nên dự tính hết năm nay sẽ trả mặt bằng, đi nơi khác để bán”, ông Lâm tiếc nuối, nói.
Tiếc thời hoàng kim
Ông Trí, tiểu thương tại đây tỏ ra tiếc nuối khi trước giai đoạn Covid-19, đoạn đường này tấp nập người qua lại, khách hàng đến nườm nượp. Khi ấy, công việc kinh doanh nói riêng và ngành gia công biển hiệu nói chung ngày càng phát triển.
“Công việc này thuộc về lĩnh vực mỹ thuật, người thợ từng gia công bằng tay nên giá thành sản phẩm cao. Từ khi có máy móc, chúng tôi đã trải qua giai đoạn chuyển đổi, sử dụng công nghệ để sản xuất nên sản phẩm cũng mất giá. Giờ đây kinh tế đang khủng hoảng, người dân thắt chặt chi tiêu, các tiểu thương như chúng tôi lại tiếp tục phải đối mặt, cầm cự cho qua giai đoạn này”, ông Trí nói.
Dọc tuyến đường Lương Hữu Khánh, một đoạn đường Nguyễn Trãi và Bùi Thị Xuân (quận 1, TPHCM), nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh biển hiệu, đồ khen thưởng cũng rơi vào cảnh vắng khách. Thỉnh thoảng, một số cửa hàng có khách ghé qua, nhưng cũng chỉ hỏi giá rồi rời đi.
“Sáng giờ có khách chưa anh?”, phóng viên hỏi.
“Chưa, ế lắm!”, một tiểu thương rầu rĩ, đáp lời.
Phố chuyên doanh biển hiệu trên đoạn đường Lương Hữu Khánh có chiều dài khoảng 170m, tính từ đoạn giao với đường Nguyễn Trãi và Bùi Thị Xuân (quận 1). Năm 1989, đoạn đường này còn là một phần của đường ray bỏ hoang.
Cách đó không xa là đường Phạm Hồng Thái, nơi có nhiều tiểu thương lui tới buôn bán tấp nập, chuyên về gia công biển hiệu. Sau đó, các tiểu thương trên đường này được huy động di dời đến đoạn đường Lương Hữu Khánh để kinh doanh cho đến hiện tại.
Theo Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng 2023 của ngân hàng UOB, 76% số người được khảo sát ở Việt Nam kỳ vọng mình sẽ có tình hình tài chính tốt hơn vào tháng 6 năm sau.
Tuy nhiên, có 3 mối quan tâm tài chính hàng đầu ở Việt Nam là khả năng để dành tiền tiết kiệm (32%), khả năng duy trì lối sống hiện tại (32%) và khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính và chăm sóc sức khỏe của cha mẹ (30%).
Trong đó có những nỗi lo về tài chính khác như khả năng mua các mặt hàng thiết yếu; để dành riêng một khoản đầu tư; thanh toán hóa đơn tiện ích; chi trả cho giáo dục; khả năng mua/thuê nhà,…
Các chuyên gia chỉ ra rằng, người tiêu dùng đang thận trọng hơn với tài chính và việc đầu tư của họ. Có 65% người tiêu dùng đã theo dõi việc chi tiêu và tiền bạc của họ chặt chẽ hơn thông qua nền tảng ngân hàng trực tuyến; 60% đã tìm hiểu thêm về các sản phẩm có ưu đãi, điểm thưởng hoặc tiết kiệm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Trao đổi bên lề Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Pouyuen (quận Bình Tân, TPHCM) cho biết, thời điểm này, đơn hàng của công ty ổn định, có những mặt hàng đã có đơn từ tháng 2 đến tháng 6/2024.
Để phục vụ nhu cầu sản xuất tăng lên, công ty dự kiến tuyển thêm hơn 1.000 công nhân phổ thông vào tháng 1/2024.
Bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi), cũng khẳng định hiện nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao để chuẩn bị cho nhu cầu sản xuất – kinh doanh dịp Tết.
Theo dự báo của Falmi, những tháng cuối năm, TPHCM cần hơn 81.000 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại – dịch vụ, cần gần 59.000 chỗ làm việc, chiếm hơn 72% tổng nhu cầu nhân lực. Khu vực công nghiệp – xây dựng cần gần 23 ngàn chỗ làm việc, chiếm gần 28%.
Trong đó, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu cần hơn 15.000 chỗ làm việc, chiếm gần 19% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu nhân lực 9 ngành dịch vụ chủ yếu cần hơn 53.000 chỗ làm việc, chiếm gần 66% tổng nhu cầu nhân lực.
Nhu cầu nhân lực của 8 ngành đào tạo nhân lực trình độ quốc tế cần gần 10 ngàn chỗ làm việc, chiếm hơn 12% tổng nhu cầu nhân lực.
Dự báo tình hình lao động cuối năm khá khả quan, tuy nhiên, quan hệ lao động thời gian này vẫn là vấn đề nhạy cảm vì đây là thời gian các doanh nghiệp bắt đầu công bố lương, thưởng Tết.
Do đó, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM, chỉ đạo các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình quan hệ lao động, tình hình biến động lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định.
Đồng thời, ông Lê Văn Thinh cũng yêu cầu tổ chức, triển khai kế hoạch tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện các hoạt động kết nối cung – cầu lao động để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng giới thiệu việc làm cho người lao động bị cắt giảm tại các doanh nghiệp.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
“Đam mê phải đi cùng với cái tâm”
Giờ tan tầm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM), người ta hay bắt gặp một người đàn ông lớn tuổi, mái tóc dài, ngồi phì phèo điếu thuốc bên cạnh một chiếc xe cà tàng chở đầy mặt nạ. Đó chính là ông Bảy (60 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp), thường được mọi người gọi với cái tên thân mật là “Bảy mặt nạ”.
Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bình Định, từ nhỏ ông Bảy đã sớm say mê những nhân vật như Quan Công, Tào Tháo,…
“Ngày đó, tôi cũng trăn trở không biết nên làm gì. Từ nhỏ, tôi đã thích nghe hát bội nên muốn tìm công việc liên quan đến môn nghệ thuật này. Tôi đi nhiều nơi để tìm hiểu, thấy hiếm ai làm nghề vẽ mặt nạ này nên quyết định vào TPHCM lập nghiệp”, ông Bảy nhớ lại.
Ông kể, mình chưa từng qua một lớp vẽ hay được thầy truyền nghề. Mỗi chiếc mặt nạ đều do ông tự mày mò, học hỏi thông qua sách báo rồi từ đó bắt đầu tạo hình.
“Vì mê hát bội quá mà mỗi lần ngồi nghiên cứu cách tạo hình nhân vật, tôi dường như quên luôn mọi thứ xung quanh mình, chưa bao giờ cảm thấy mệt hay khó khăn gì cả”, ông Bảy hào hứng chia sẻ.
Để hoàn thành một chiếc mặt nạ, ông Bảy phải mất từ 3 đến 6 tiếng, gồm rất nhiều công đoạn đòi hỏi người “nghệ sĩ” phải vừa am hiểu tường tận về nhân vật, vừa phải tỉ mỉ.
“Ban đầu tôi dùng đất sét tạo khuôn, rồi dùng silicon phủ lại. Tiếp đến tôi mới dùng bột đá và bột nhựa tổng hợp để tạo thành sản phẩm. Sau cùng là công đoạn dùng cọ màu vẽ lên và để khô”, nghệ nhân 60 tuổi cho hay.
Sau khi hoàn thành xong mỗi chiếc mặt nạ, ông Bảy thường ngồi ngắm nghía lại từng chi tiết nhỏ, một phần để kiểm tra các đường nét, một phần mường tượng nhớ lại những vở tuồng hát cổ.
“Để có thể tạo nên một chiếc mặt nạ sinh động, có hồn thì mình phải hiểu rõ tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật đều có những nét riêng. Vì thế, từng nét cọ phải thể hiện được chi tiết, màu sắc, thần thái riêng sao cho khách hàng nhìn vào có thể nhận ra là ai ngay, nhân vật chính nghĩa hay phi nghĩa”, ông Bảy giải thích.
Ngoài những chiếc mặt nạ được vẽ bằng màu sắc sặc sỡ, ông Bảy còn làm thêm nhiều kiểu mặt nạ khác để đa dạng các mặt hàng hơn. Những lúc rảnh, ông dành thời gian đọc thêm sách để nghiên cứu thêm về các nhân vật, để mỗi ngày lại có thêm những gương mặt đẹp xuất hiện trên “gánh hát” xe đạp.
Xe đạp chở cả “gánh” hát bội
Hơn 30 năm nay, ông Bảy cùng chiếc xe đạp chở đầy những chiếc mặt nạ rong ruổi khắp TPHCM, từ quận Gò Vấp đến các đường ở khu vực quận 1, quận 3. Ông thích đạp xe để những người đi đường có thể chầm chậm ngắm tác phẩm của mình.
Nhìn thấy những vị khách thích thú với các tác phẩm, ông Bảy không ngừng hạnh phúc. Ông vui một phần vì có thể mưu sinh bằng chính đam mê của mình, một phần vì có thể lan tỏa giá trị của nghệ thuật hát bội cho các thế hệ trẻ.
“Gánh hát” của ông Bảy có hơn 40 chiếc mặt nạ với 3 kích cỡ khác nhau. Chiếc nhỏ nhất có giá 185.000 đồng/cái, cỡ trung có giá 480.000 đồng/cái và lớn nhất là 520.000 đồng/cái. Trung bình, mỗi ngày ông có thể bán được 4-5 cái.
Theo ông Bảy, khách ghé đến nếu có ai đọc qua sách vở hay biết về tuồng tích hát bội rồi thì sẽ hỏi mua nhân vật mà mình thích, còn không thì cứ lựa chọn theo cảm nhận.
Vô tình đi ngang chiếc xe chở đầy mặt nạ, chị N.T.B. (ngụ tại quận 3) dừng lại ngắm nhìn vì tò mò.
“Nãy tôi đi bộ quanh khu vực này, thấy chú bán mấy chiếc mặt nạ vẽ lạ mắt nên ghé lại ngắm thử. Tôi cũng đã chọn được một cái nhỏ về trưng trên bàn”, vừa nói chị vừa khoe chiếc mặt nạ mới mua.
Hát Bội (còn gọi hát Bộ, hay Tuồng cổ) là một một trong ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Bình Định. Hát Bội có nguồn gốc từ hát Bộ cung đình, đó là lối hát Tuồng với bộ điệu.
Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng.
Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân – nghĩa – lễ – trí – tín và đạo lí làm người.
Kết cục của những tuồng hát bao giờ cũng có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác, gieo nhân nào hưởng quả ấy…
Bình Định được xem là “cái nôi” sản sinh nghệ thuật tuồng (hát bội). Lịch sử nghệ thuật tuồng của tỉnh gắn liền với tên tuổi của ông tổ Đào Duy Từ và hậu tổ Đào Tấn.
Sau này, hát bội du nhập vào miền Nam và trở thành một “đặc sản” không thể thiếu trong các dịp lễ lớn ở đây, đặc biệt đối với người miền Tây.
Bình Minh
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
“Đam mê phải đi cùng với cái tâm”
Giờ tan tầm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu (TPHCM), người ta hay bắt gặp một người đàn ông lớn tuổi, mái tóc dài, ngồi phì phèo điếu thuốc bên cạnh một chiếc xe cà tàng chở đầy mặt nạ. Đó chính là ông Bảy (60 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp), thường được mọi người gọi với cái tên thân mật là “Bảy mặt nạ”.
Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bình Định, từ nhỏ ông Bảy đã sớm say mê những nhân vật như Quan Công, Tào Tháo,…
“Ngày đó, tôi cũng trăn trở không biết nên làm gì. Từ nhỏ, tôi đã thích nghe hát bội nên muốn tìm công việc liên quan đến môn nghệ thuật này. Tôi đi nhiều nơi để tìm hiểu, thấy hiếm ai làm nghề vẽ mặt nạ này nên quyết định vào TPHCM lập nghiệp”, ông Bảy nhớ lại.
Ông kể, mình chưa từng qua một lớp vẽ hay được thầy truyền nghề. Mỗi chiếc mặt nạ đều do ông tự mày mò, học hỏi thông qua sách báo rồi từ đó bắt đầu tạo hình.
“Vì mê hát bội quá mà mỗi lần ngồi nghiên cứu cách tạo hình nhân vật, tôi dường như quên luôn mọi thứ xung quanh mình, chưa bao giờ cảm thấy mệt hay khó khăn gì cả”, ông Bảy hào hứng chia sẻ.
Để hoàn thành một chiếc mặt nạ, ông Bảy phải mất từ 3 đến 6 tiếng, gồm rất nhiều công đoạn đòi hỏi người “nghệ sĩ” phải vừa am hiểu tường tận về nhân vật, vừa phải tỉ mỉ.
“Ban đầu tôi dùng đất sét tạo khuôn, rồi dùng silicon phủ lại. Tiếp đến tôi mới dùng bột đá và bột nhựa tổng hợp để tạo thành sản phẩm. Sau cùng là công đoạn dùng cọ màu vẽ lên và để khô”, nghệ nhân 60 tuổi cho hay.
Sau khi hoàn thành xong mỗi chiếc mặt nạ, ông Bảy thường ngồi ngắm nghía lại từng chi tiết nhỏ, một phần để kiểm tra các đường nét, một phần mường tượng nhớ lại những vở tuồng hát cổ.
“Để có thể tạo nên một chiếc mặt nạ sinh động, có hồn thì mình phải hiểu rõ tính cách nhân vật. Mỗi nhân vật đều có những nét riêng. Vì thế, từng nét cọ phải thể hiện được chi tiết, màu sắc, thần thái riêng sao cho khách hàng nhìn vào có thể nhận ra là ai ngay, nhân vật chính nghĩa hay phi nghĩa”, ông Bảy giải thích.
Ngoài những chiếc mặt nạ được vẽ bằng màu sắc sặc sỡ, ông Bảy còn làm thêm nhiều kiểu mặt nạ khác để đa dạng các mặt hàng hơn. Những lúc rảnh, ông dành thời gian đọc thêm sách để nghiên cứu thêm về các nhân vật, để mỗi ngày lại có thêm những gương mặt đẹp xuất hiện trên “gánh hát” xe đạp.
Xe đạp chở cả “gánh” hát bội
Hơn 30 năm nay, ông Bảy cùng chiếc xe đạp chở đầy những chiếc mặt nạ rong ruổi khắp TPHCM, từ quận Gò Vấp đến các đường ở khu vực quận 1, quận 3. Ông thích đạp xe để những người đi đường có thể chầm chậm ngắm tác phẩm của mình.
Nhìn thấy những vị khách thích thú với các tác phẩm, ông Bảy không ngừng hạnh phúc. Ông vui một phần vì có thể mưu sinh bằng chính đam mê của mình, một phần vì có thể lan tỏa giá trị của nghệ thuật hát bội cho các thế hệ trẻ.
“Gánh hát” của ông Bảy có hơn 40 chiếc mặt nạ với 3 kích cỡ khác nhau. Chiếc nhỏ nhất có giá 185.000 đồng/cái, cỡ trung có giá 480.000 đồng/cái và lớn nhất là 520.000 đồng/cái. Trung bình, mỗi ngày ông có thể bán được 4-5 cái.
Theo ông Bảy, khách ghé đến nếu có ai đọc qua sách vở hay biết về tuồng tích hát bội rồi thì sẽ hỏi mua nhân vật mà mình thích, còn không thì cứ lựa chọn theo cảm nhận.
Vô tình đi ngang chiếc xe chở đầy mặt nạ, chị N.T.B. (ngụ tại quận 3) dừng lại ngắm nhìn vì tò mò.
“Nãy tôi đi bộ quanh khu vực này, thấy chú bán mấy chiếc mặt nạ vẽ lạ mắt nên ghé lại ngắm thử. Tôi cũng đã chọn được một cái nhỏ về trưng trên bàn”, vừa nói chị vừa khoe chiếc mặt nạ mới mua.
Hát Bội (còn gọi hát Bộ, hay Tuồng cổ) là một trong những di sản văn hóa đặc trưng và độc đáo của Nam Bộ. Hát Bội có nguồn gốc từ hát Bộ cung đình, đó là lối hát Tuồng với bộ điệu.
Khi diễn hát, các đào kép vừa hát vừa múa, đi lại trên sân khấu, điệu bộ hấp dẫn với vật tượng trưng.
Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân – nghĩa – lễ – trí – tín và đạo lí làm người.
Kết cục của những tuồng hát bao giờ cũng có hậu và răn dạy người đời: ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác, gieo nhân nào hưởng quả ấy…
Ở Nam Bộ, các đoàn hát thường diễn những tuồng tích, sử Việt được dàn dựng như Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Thạch Sanh – Lý Thông, Linh Sơn Thánh Mẫu (Sự tích núi Bà Đen)…
Bình Minh
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Theo đó, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị các doanh nghiệp quan tâm thực hiện tốt việc trả lương, trả thưởng cho người lao động trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 nhằm ổn định tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động.
Sở LĐ-TB&XH TPHCM hướng dẫn doanh nghiệp phối hợp, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và căn cứ vào hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng để thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động.
Các doanh nghiệp có phương án thưởng tết gửi được yêu cầu gửi báo cáo tới Sở trước ngày 22/12. Cơ quan quản lý lao động cũng lưu ý các đơn vị sử dụng thông báo sớm cho người lao động được biết vấn đề này, trễ nhất là trước kỳ nghỉ tết 20 ngày.
Các nội dung phải thông báo cho người lao động trước kỳ nghỉ tết là: tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động trong dịp tết Nguyên đán (tặng quà tết, hỗ trợ vé tàu, xe cho người lao động về quê ăn tết…), thời gian nghỉ tết, nghỉ phép năm và thời điểm thực hiện trả lương, trả thưởng.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện ngày nghỉ tết Nguyên đán kết hợp với ngày nghỉ phép hằng năm thì phải trao đổi, thỏa thuận với người lao động và công khai trong doanh nghiệp trước khi thực hiện.
Theo ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm xã hội Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đợt này, Sở gửi văn bản đến hơn 3.000 doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố để thu thập phương án lương, thưởng tết.
Ngoài ra, Phòng LĐ-TB&XH 24 quận, huyện, TP Thủ Đức và 2 ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cũng sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp để khảo sát phương án lương thưởng tết, nắm bắt quan hệ lao động trước tết. Mỗi đơn vị sẽ thị sát tại ít nhất 20 doanh nghiệp nên sẽ có khoảng 300 doanh nghiệp được kiểm tra trực tiếp.
Trong văn bản này, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng đề nghị doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch trả lương, trả thưởng trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán cho người lao động, không để xảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng của người lao động dẫn đến nguy cơ tranh chấp và bất ổn trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chi trả tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động trong dịp tết thì trao đổi nhanh với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và báo cáo với cơ quan quản lý lao động tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để cùng phối hợp, có kế hoạch thưởng tết và hỗ trợ cho người lao động.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ngày 5/12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM tổ chức hội nghị giao ban ngành tháng 11.
Đại diện Sở LĐ-TB&XH TPHCM, bà Trần Thị Thanh Hằng, Chánh văn phòng Sở, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 11 và 11 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ của tháng 12.
Theo đó, tính đến tháng 11 năm 2023, số lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 118.685/117.000 người, đạt 101,44% kế hoạch năm. Trong đó, trình độ đại học trở lên là 6.461 người; trình độ cao đẳng là 17.714 người; trình độ trung cấp là 5.085 người; trình độ sơ cấp, thường xuyên là 89.425 người.
Hiện tổng số lao động qua đào tạo của thành phố là gần 4,5 triệu người, đạt tỷ lệ 87,27% trong tổng số người trong độ tuổi lao động, tăng 0,82% so với cùng kỳ.
Tính đến nay, công tác tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp đạt 317.439 người, vượt kế hoạch năm 2023 (315.000 người), tăng 11,61% so với cùng kỳ.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 4.761 người, đạt 117,56% kế hoạch năm (4.050 người), tăng 25,32% so với cùng kỳ.
Từ đầu năm 2023 đến nay, các thành phần kinh tế đã thu hút và giải quyết việc làm cho 291.985/300.000 lượt người (đạt 97,33% kế hoạch năm), trong đó tạo việc làm mới là 131.865/140.000 lượt lao động (đạt 94,19% kế hoạch năm).
Các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đưa 8.583 người đi làm việc ở nước ngoài tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Ước thực hiện đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra; cụ thể là giải quyết việc làm cho 305.000/300.00 lượt người (đạt 101,66% kế hoạch năm), trong đó có 141.000/140.000 chỗ làm việc mới (đạt 100,71% kế hoạch năm); tỷ lệ thất nghiệp đô thị là 3,9% (kế hoạch là hạn chế ở mức 4%).
Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng nhận định ảnh hưởng suy giảm của kinh tế thế giới đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước cũng như thị trường lao động.
Trước tình hình đó, Sở đã chủ động triển khai các hoạt động kết nối cung – cầu lao động để tạo việc làm mới, hạn chế tình trạng mất việc làm.
Trong tháng cuối năm, Sở LĐ-TB&XH sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình quan hệ lao động để kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định.
Đặc biệt, đây là thời điểm nhạy cảm trước tết Nguyên đán. Do đó, lãnh đạo sở yêu cầu các đơn vị liên quan giám sát chặt tình hình trả lương, trả thưởng tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để ổn định quan hệ lao động tại các doanh nghiệp.
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đánh giá cao kết quả làm việc 11 tháng qua của các đơn vị. Đến thời điểm này, Sở đã hoàn thành 68/69 chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu của UBND TP giao; các nội dung của ngành được Bộ LĐ-TB&XH giao trong năm cũng đã hoàn tất.
Ở lĩnh vực lao động việc làm, ông Lê Văn Thinh đề nghị các phòng ban liên quan tăng cường kết nối, quản lý tình hình lao động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM cho rằng, cơ quan chuyên môn mà chỉ khảo sát, nắm tình hình lao động ở vài ngàn doanh nghiệp lớn là chưa đủ để đại diện cho toàn cảnh bức tranh lao động, việc làm của một thành phố có hơn 250.000 doanh nghiệp, chưa kể hàng trăm ngàn đơn vị, hộ kinh doanh cá thể…
Ông Thinh chỉ đạo các đơn vị phải tìm giải pháp mở rộng khả năng quản lý lao động trên quy mô lớn hơn, nắm rõ vấn đề lao động của doanh nghiệp thì mới hiểu rõ tình hình cung cầu lao động hiện nay như thế nào. Từ đó, ngành lao động mới xác định được công tác trọng tâm sắp tới ra sao, tổ chức sàn giao dịch việc làm, đào tạo nghề gì cho phù hợp thị trường…
Đặc biệt, ông Lê Văn Thinh nhấn mạnh đến công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số đã được toàn ngành lao động thành phố tích cực tham gia và bước đầu đạt được nhiều kết quả, điểm số đánh giá tăng lên. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra tồn tại là còn một bộ phận công chức, viên chức chưa có thái độ tốt khi tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị các đơn vị, bộ phận có tiếp xúc với người dân phải bố trí camera giám sát, ban hành quy trình giám sát và xử lý rõ ràng, minh bạch để mọi người tuân thủ, cải thiện thái độ khi tiếp xúc, xử lý công việc cho người dân.
“Ở bộ phận tiếp công dân, có thể bố trí một người hướng dẫn để chỉ người dân muốn làm gì thì đến gặp ai, ở đâu… Người này đồng thời giám sát thái độ của cán bộ tiếp dân có tốt không. Nếu người giám sát không phát hiện ra mà để người dân phản ánh, camera giám sát phát hiện thì trách nhiệm thuộc về người giám sát”, ông Thinh gợi ý.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng đầu năm 2023 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TPHCM, trong tháng 9, Sở đã tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 6 doanh nghiệp với số lao động mất việc là 292 người. Lý do cho lao động thôi việc do công ty thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Từ đầu năm đến nay, Sở tiếp nhận thông báo cho người lao động thôi việc của 46 doanh nghiệp với số lao động mất việc là 4.022 người trong tổng số 40.423 người; tăng 27 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2022, số lao động mất việc tăng 3.847 người.
Tình hình các doanh nghiệp tại TPHCM cắt giảm số lượng lớn lao động diễn ra khá nhiều trong năm 2023.
Trong báo cáo tài chính gần đây của công ty cổ phần Garmex Sài Gòn cho thấy, công ty có 3.780 lao động vào cuối năm 2021. Trong năm 2022, công ty cắt giảm 1.679 lao động, đến cuối năm chỉ còn 2.101 người. Trong năm 2023, công ty tiếp tục cắt giảm hơn 2.000 lao động, đến ngày 27/9 chỉ còn 35 nhân sự.
Từ đầu năm đến nay, công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cũng đã tiến hành 3 lần cắt giảm lao động. Lần thứ nhất, công ty cắt giảm hơn 2.300 người trong tháng 2. Lần thứ 2, doanh nghiệp giảm thêm hơn 5.700 người, chia thành 2 đợt thực hiện vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 9, công ty tiếp tục cắt giảm hơn 1.200 người.
Trong tháng 9, Sở LĐ-TB&XH tiếp nhận 12.211 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 13.640 người lao động, tiếp nhận 61.587 lượt trường hợp người lao động đến thông báo về tìm kiếm việc làm.
Tính đến ngày 30/9, Sở đã tiếp nhận 128.477 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 125.707 người lao động, tiếp nhận 491.066 lượt người lao động đến thông báo về tìm kiếm việc làm.
So với cùng kỳ năm 2022, số trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng 9,3% (10.945 người), có quyết định hưởng tăng 11,86% (tăng 13.329 trường hợp).
Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đánh giá: “Công tác tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 10.232 trường hợp và việc các doanh nghiệp lớn thực hiện cắt giảm lao động với số lượng lớn cho thấy tình hình lao động – việc làm trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức”.
Theo ông Thinh, trong 2 tháng cuối năm, ngành lao động sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh.
Ông Thinh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn, có thể gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp trước Tết Dương lịch 2024.
Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH TPHCM cũng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thành phố; các nội dung của đề án Chiến lược lao động việc làm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025, tầm nhìn năm 2030.
Trọng tâm hoạt động của 2 tháng cuối năm là tăng cường các hoạt động kết nối, phát triển mạng lưới thông tin để giải quyết nhu cầu việc làm và nhu cầu nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Cục Thống kê TPHCM vừa có báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2023.
Theo đó, trong tháng 10, các thành phần kinh tế đã giải quyết việc làm cho gần 26.000 lượt người, nâng tổng số giải quyết việc làm trong 10 tháng là hơn 268.000 lượt người.
Trong tháng có hơn 12.000 chỗ việc làm mới được tạo ra, nâng tổng số việc làm mới 10 tháng là hơn 119.000 chỗ.
Chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 tăng 0,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với tháng 10/2022 thì giảm 3,2%. Tính chung 10 tháng năm 2023, chỉ số lao động giảm 2,5% so với cùng kỳ.
Một số ngành có chỉ số lao động tăng như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 32,4%), sản xuất xe có động cơ (tăng 28,4%), công nghiệp chế biến, chế tạo khác (tăng 24,1%).
Một số ngành có chỉ số lao động giảm như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (giảm 17%), sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác (giảm 12%); thoát nước và xử lý nước thải (giảm 10%).
Trong tháng 10, thành phố đã tiếp nhận hơn 12.000 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho hơn 13.600 người lao động.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, thành phố đã tiếp nhận hơn 128.000 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho gần 126.000 người lao động đủ điều kiện.
So với tháng 10/2022, số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp chỉ tăng hơn 600 trường hợp. Lũy kế 10 tháng năm 2023 tăng 5.200 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp so với 10 tháng năm 2022.
Trong năm 2023, TPHCM ghi nhận nhiều trường hợp các doanh nghiệp may mặc, giày da phải cắt giảm số lượng lớn lao động.
Trong báo cáo tài chính gần đây của công ty cổ phần Garmex Sài Gòn cho thấy, công ty có 3.780 lao động vào cuối năm 2021. Trong năm 2022, công ty cắt giảm 1.679 lao động, đến cuối năm chỉ còn 2.101 người. Trong năm 2023, công ty tiếp tục cắt giảm hơn 2.000 lao động, đến ngày 27/9 chỉ còn 35 nhân sự.
Từ đầu năm đến nay, công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cũng đã tiến hành 3 lần cắt giảm lao động. Lần thứ nhất, công ty cắt giảm hơn 2.300 người trong tháng 2. Lần thứ 2, doanh nghiệp giảm thêm hơn 5.700 người, chia thành 2 đợt thực hiện vào tháng 6 và tháng 7. Tháng 9, công ty tiếp tục cắt giảm hơn 1.200 người.
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, trong quý 4/2023, dự kiến các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 75.000 vị trí việc làm, trong đó có nhiều vị trí việc làm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong dịp cuối năm và chuẩn bị đón năm mới.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
– Giới thiệu, tư vấn, chào bán sản phẩm cho khách hàng về thiết bị bếp gia đình, bếp công nghiệp – tủ bếp inox 304
– Chăm sóc, duy trì khách hàng cũ, phát triển mạng lưới khách hàng mới
– Phối hợp với các bộ phận liên quan để hoàn thành công việc
– Báo cáo công việc cho cấp trên theo định kỳ (về kết quả công việc, nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm)
– Các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.
* Quyền lợi được hưởng
– Được hưởng lương cơ bản, phụ cấp, % doanh thu bán hàng
– Được thưởng vào các dịp lễ, Tết, tháng lương thứ 13
– Được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật (BHXH, BHYT, BHTN)
– Được tham gia các hoạt động ngoài giờ của công ty: Tham quan du lịch, liên hoan nhân các ngày đặc biệt,…
– Quyền lợi đặc biệt: Có cơ hội lên làm Nhóm Trưởng hoặc Trưởng phòng Kinh doanh với các chế độ đi kèm ( Lương/ Thưởng, Thời gian làm việc…)
* Địa điểm
– Văn phòng HCM: F002, Nguyễn Văn Linh, Khu phố Mỹ Phước, Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM
– Văn phòng Hà Nội: 352 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, HN
– Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế thương mại, Marketting
– Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
– Năng động, giao tiếp tốt, giọng nói dễ nghe
– Trung thực, nhiệt tình
– Có mục tiêu phấn đấu, chịu được áp lực
– Kĩ năng đàm phán và thuyết phục
– Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
– Kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian
– Kĩ năng quản trị mối quan hệ
– Bảo mật kinh doanh.
Việc Làm Hấp Dẫn
|
RSS việc làm
|
RSS việc làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email của bạn để nhận tin Việc Làm mới nhất