© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
TÌM VIỆC LÀM | TÌM VIỆC NHANH HÀ NỘI | TÌM VIỆC NHANH SÀI GÒN
Chào mừng bạn đến với website Tìm VIệc Nhanh - Tìm Việc Làm Hà Nội - Tìm Việc Làm Sài Gòn
© 2005-2024 Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân trí. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Vào nghề khi mới học cấp 2
Anh Bùi Quốc Hoàng (21 tuổi, TPHCM) là một freelancer (nghề tự do) đã có 6 năm kinh nghiệm trong nghề nhiếp ảnh.
Anh gây ấn tượng khi là nhiếp ảnh gia duy nhất của TPHCM đi theo đoàn 140 đại biểu tham dự Đại hội Hội Sinh viên toàn quốc lần thứ XI tại Hà Nội. Lần đầu tham gia sự kiện cấp quốc gia, được tác nghiệp cùng nhiều phóng viên ảnh có tiếng, anh cảm thấy “ngộp” vì vừa phải đảm bảo có ảnh đủ và đẹp gửi về đăng tin, vừa phải “chăm sóc” hình ảnh cho hàng trăm người trong đoàn.
Gần đây, anh còn có vinh dự tác nghiệp tại Phủ Chủ tịch trong sự kiện Phó Chủ tịch nước gặp mặt đoàn thiếu nhi TPHCM. Dù áp lực và lo lắng, anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những bức ảnh chất lượng. Thành công sau những sự kiện này giúp anh trưởng thành và ghi dấu ấn trong sự nghiệp.
Để đạt tới những cột mốc đáng nhớ này, anh đã trải qua một hành trình đầy nỗ lực.
Anh Hoàng bắt đầu chụp ảnh khi chỉ mới học lớp 9. Cơ hội tác nghiệp đầu tiên của anh là tại trại hè thiếu nhi ba nước Đông Dương, giúp anh kiếm được 500.000 đồng đầu tiên.
Sau khi đạt top 4 cuộc thi ảnh áo dài nữ sinh, anh được gia đình hỗ trợ nâng cấp máy ảnh lên Canon 6D – chiếc máy ảnh “quốc dân” lúc bấy giờ và quyết định theo đuổi con đường nhiếp ảnh. Từ đây, anh làm cộng tác viên tại Quận Đoàn, tham gia chụp ảnh cho các phong trào và sự kiện.
Anh thường tự học nhiếp ảnh qua những kiến thức được chia sẻ trên mạng xã hội, xin góp ý từ người trong nghề. Lên đại học, anh tham gia hai khóa học và theo đuổi lĩnh vực chụp ảnh cưới trong hơn một năm.
Dù đã thử nhiều thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật như chụp chân dung, sản phẩm… anh vẫn đam mê nhiếp ảnh báo chí và không ngừng học hỏi từ các tiền bối. Song để có thu nhập ổn định, anh duy trì chụp dịch vụ với thu nhập dao động 10-12 triệu đồng/tháng, cao nhất gần 20 triệu đồng vào những dịp cuối năm.
Anh chia sẻ, theo đuổi nhiếp ảnh không dễ dàng khi anh học trái ngành (công tác xã hội), khiến anh đôi lúc thiếu tự tin so với những người được đào tạo bài bản. Tuy vậy, anh không chùn bước mà luôn cố gắng hoàn thiện kỹ năng, kiến thức và cải thiện sau mỗi dự án.
Anh từng trải qua nhiều sự cố trong nghề để trưởng thành và đã có những cảm xúc tiêu cực tưởng chừng phải bỏ nghề.
Một lần, khi chụp sự kiện lớn của một nhãn hàng, do không thực hiện đúng yêu cầu về số lượng hình, anh suýt phải đền hợp đồng lên tới 50 triệu đồng nếu không nhờ đồng nghiệp giúp đỡ.
Vượt qua rào cản giới tính
4 năm kinh nghiệm với nghề, chị Thanh Liểu (22 tuổi, ở TPHCM) đã thực hiện hơn 100 dự án lớn nhỏ. Mỗi dự án đều góp phần vào hành trình trưởng thành, giúp chị trở thành một nhiếp ảnh gia, một người hiểu biết, trân trọng cuộc sống và mỗi khoảnh khắc xung quanh.
Dự án khiến chị tự hào và cảm động là khi chụp ảnh cho một gia đình có người thân bị bệnh nặng. Ban đầu, chị cảm thấy áp lực vì đây có thể là những bức ảnh cuối cùng của họ bên nhau. Chị muốn mỗi bức ảnh phải thật hoàn hảo, truyền tải được tình cảm và kỷ niệm quý giá.
Chị đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về gia đình và những khoảnh khắc ý nghĩa nhất với họ. Trải nghiệm này giúp chị hiểu sâu hơn về giá trị của nghề và ý nghĩa thực sự của từng bức ảnh.
Chị theo đuổi nhiều thể loại như chụp sự kiện, chân dung, cưới hỏi, nhưng đam mê nhất là ảnh du lịch. Xuất thân từ hướng dẫn viên du lịch, chị yêu vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam, mong muốn dùng nhiếp ảnh để lan tỏa nét đẹp này ra thế giới.
Chị Liểu yêu thích chụp ảnh từ những năm cấp 3 nhưng chưa từng nghĩ sẽ theo đuổi nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Khi học năm nhất, nhờ cơ hội làm việc tại một studio, được tiếp xúc nhiều hơn với nhiếp ảnh đã giúp chị tìm được công việc yêu thích. Từ đó, chị tự học, mua máy và chính thức theo đuổi con đường này.
Bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh với chị là một hành trình đầy thử thách. Một trong những trở ngại lớn nhất là vấn đề kinh tế.
Để theo đuổi nghề, chị ước tính phải đầu tư gần 100 triệu đồng vào thiết bị. Vì vậy, chị phải làm thêm nhiều công việc và tiết kiệm từ những khoản chi tiêu nhỏ nhất.
Trải qua từng bước tìm kiếm khách hàng, xây dựng danh tiếng, những buổi chụp hình kéo dài hàng giờ, di chuyển liên tục với giờ giấc không ổn định là quãng thời gian vô cùng khó khăn với chị.
Ngoài ra, là một phụ nữ trong ngành nhiếp ảnh, chị cũng phải đối mặt với không ít định kiến xã hội.
Có lần đi chụp ảnh cưới, một thành viên lớn tuổi trong gia đình cô dâu đã có những lời lẽ xúc phạm, tỏ ra nghi ngờ khả năng vì chị là con gái, thậm chí yêu cầu chị rời đi ngay lập tức. Sự việc này khiến chị suy sụp suốt một tháng. Chị mất tự tin và lo lắng về tương lai, thậm chí muốn từ bỏ ngành nhiếp ảnh.
Sau cùng, nhờ sự động viên từ người thân, chị đã vực dậy tinh thần, coi những ánh mắt nghi ngờ và lời nói không hay về mình là động lực cố gắng. Chị dành thời gian học hỏi, cải thiện kỹ năng và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho những thử thách sau này.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
“Tay ngang” vào nghề
Anh Trần Trung Hiếu (29 tuổi, ở TPHCM) là một nhà quay phim, sáng tạo nội dung, sản xuất video chuyên nghiệp.
Sở hữu những trang mạng xã hội với lượt theo dõi “khủng”, anh gây ấn tượng với khán giả bằng những video với hình ảnh đẹp, giọng đọc trầm ấm thu hút người xem.
Anh từng tham gia sản xuất và làm đại sứ hình ảnh cho nhiều chiến dịch cộng đồng lớn như chiến dịch phòng chống HIV/AIDS cho Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh TPHCM, kêu gọi xây dựng nhà vệ sinh cho các trường học vùng cao…
Sau một tai nạn nghiêm trọng bị hôn mê sâu, anh tự vấn về đam mê của mình và quyết định “trò chuyện” với phiên bản tốt hơn của bản thân thông qua tuyển tập video ngắn “Trò chuyện với đam mê”. Những triết lý sống và làm việc trong chuỗi video này được khán giả nhiều lứa tuổi đón nhận nồng nhiệt.
Hiện tại, với nhiều vai trò và vị trí làm việc khác nhau, anh đã đạt được mức thu nhập đáng ngưỡng mộ 100-200 triệu đồng/tháng. Đây là kết quả của một hành trình dài đầy nỗ lực và thử thách.
Xuất phát từ mong muốn ghi lại những khoảnh khắc trong đời sống cá nhân, năm 2012, anh bắt đầu theo đuổi lĩnh vực sản xuất hình ảnh với vai trò quay phim. Hai năm sau, anh cho ra đời những sản phẩm đầu tiên.
Khi bắt đầu sự nghiệp, anh gặp nhiều khó khăn do chỉ là “tay ngang” từ ngành công nghệ thông tin. Dù có một số kỹ năng liên quan như tìm hiểu phần mềm, anh vẫn thiếu hụt về kiến thức và tài liệu tham khảo chuyên môn.
Anh từng gặp phải thất bại lớn khi một số sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng do thiếu kiến thức phân tích chi tiết chiến dịch quảng cáo.
Thất bại này giúp anh nhận ra tầm quan trọng của việc kết nối và cùng khách hàng giải quyết vấn đề từ đầu, luôn trung thực và coi sản phẩm của khách hàng như của mình. Nhờ đó, anh có thể tập trung hơn vào từng dự án, đảm bảo sản phẩm đạt đúng mục tiêu và định hướng đề ra.
Anh so sánh sản xuất hình ảnh với việc vẽ tranh, phải bắt đầu từ những nét đầu tiên mới thấy điểm cần cải thiện. Vì vậy, anh chủ yếu dành thời gian thực hành qua các sản phẩm cá nhân và tham gia các dự án phi lợi nhuận để rèn luyện kỹ năng, dần hoàn thiện bản thân.
“Tuổi trẻ ta hết mình với thứ được gọi là đam mê!”
Câu nói nổi tiếng của anh, “Tuổi trẻ ta hết mình với thứ được gọi là đam mê…” cũng chính là kim chỉ nam trong hành trình phát triển của mình.
Ngoài công việc chính là sản xuất hình ảnh cho các đơn vị khách hàng, anh Hiếu còn là một nhà sáng tạo nội dung.
Mỗi ngày, anh phát triển ý tưởng và thực hiện các video ngắn chia sẻ những câu chuyện làm nghề trên mạng xã hội, thực hành viết lách để duy trì hiệu suất và tránh “cạn” ý tưởng trong công việc. Việc này giúp anh hoàn thành các mục tiêu nhỏ, tiếp thêm năng lượng và giữ bản thân luôn hoạt động hiệu quả.
Anh thường bắt đầu quá trình sáng tạo bằng việc lựa chọn một chủ đề, tìm yếu tố đối lập để tạo sự “tương phản”, phân tích kỹ thuật để chuyển ngôn từ thành hình ảnh gần gũi, tiếp cận đa dạng khán giả.
Anh mong muốn truyền tải nội dung đơn giản, không theo chuẩn xã hội, bởi anh tin rằng: “Người cần những thứ đó là những người chưa thực sự tiếp cận hay dễ dàng đón nhận thông tin mình chia sẻ, nhất là những khán giả, khách hàng mới.”
Sau hơn một thập kỷ gắn bó với nghề, anh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu. Với anh, công việc này không chỉ làm đẹp cho khách hàng hay nâng cao hình ảnh cá nhân, mà còn truyền cảm hứng và chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa cho cộng đồng.
Anh luôn tự hào khi nhận được sự trân trọng từ khách hàng và khán giả sau mỗi dự án hay sản phẩm cá nhân.
Ngoài chia sẻ kiến thức trên mạng xã hội, anh cũng thường tham gia chia sẻ định hướng nghề nghiệp tại các trường học, giúp mọi người hiểu rõ hơn về lĩnh vực sản xuất hình ảnh.
Là một người có tầm ảnh hưởng, anh thường phải đối mặt với phản hồi tiêu cực và chỉ trích. Hiểu rằng không thể bao quát hết mọi góc nhìn, anh luôn chọn cách ghi nhận và học hỏi để hoàn thiện mọi mặt.
Một lần, khi nhận được bình luận từ một khán giả khiếm thính, anh nhận ra tệp khán giả của mình rất đa dạng và ai cũng xứng đáng được tiếp nhận thông tin. Từ đó, anh bắt đầu thêm phụ đề cho các video để đảm bảo mọi người đều có thể xem và hiểu được nội dung.
Cam Ly
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Trong cái lạnh âm 20 độ C của Overhalla (Na Uy), tuyết rơi dày trắng xóa, Đoàn Tấn Phước (SN 1997) vẫn dậy từ sớm, uống một cốc cà phê cho tỉnh táo trước khi đến nông trại.
Tấn Phước cho hay ở Na Uy, nhiệt độ cao nhất vào mùa hè cũng chỉ 23 độ C. Vì thế, cậu luôn phải giữ ấm, đặc biệt là suốt quá trình làm việc ngoài trời.
Trên đường đến nông trại, thứ hiện ra trước mắt Phước luôn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Chàng trai nói, bản thân thích nhất là cảnh đồi núi phủ tuyết vào buổi sáng và cảnh cực quang (hiện tượng quang học hiếm gặp, khi bầu trời xuất hiện màu sắc của các dải ánh sáng mặt trời trong đêm).
“Ra nước ngoài để làm việc, vấn đề khó khăn nhất không chỉ là thời tiết khắc nghiệt, khác biệt mà thử thách thực sự là sự cô đơn. Người xa quê như tôi luôn thấy nhớ nhà da diết. Những lúc rơi vào cảm giác ấy, tôi lại lặng lẽ ngắm cảnh, nhờ thiên nhiên xoa dịu nỗi lòng”, Phước nói.
Chàng trai chia sẻ anh đã đến Na Uy làm nông nghiệp hơn 19 tháng. Trước đó, Phước từng là thực tập sinh tại Đan Mạch hơn 1 năm. Sau khi trở về Việt Nam, anh quyết định xin visa diện lao động có tay nghề để tiếp tục sang Châu Âu, cụ thể là Na Uy để làm việc.
“Để được nhận visa, cũng như công việc mong muốn ở Na Uy, yêu cầu trước hết với tôi là phải có khả năng tiếng Anh tốt, kinh nghiệm thực tập và tốt nghiệp đại học chuyên ngành về chăn nuôi ở Việt Nam”, Phước cho biết.
Hằng tháng, Phước có thể kiếm được khoảng 70 triệu đồng từ công việc làm nông. Ở nông trại, chàng trai chỉ làm việc 3-5 tiếng/ngày, 160-180 tiếng/tháng. Anh sống trong căn nhà nhỏ được bố trí ngay tại trang trại.
Nhiệm vụ hằng ngày của anh là chăm sóc đàn heo, tiêm ngừa và đỡ đẻ cho heo nái. Thỉnh thoảng, anh cũng theo chủ trang trại đi trồng khoai tây, lúa mì, lái máy cày,… để kiếm thêm thu nhập.
“Công việc không quá vất vả, tôi có thể tự quyết định khoảng thời gian làm việc trong ngày, miễn sao đủ số giờ quy định hằng tuần, hàng tháng”, Phước nói.
Không chỉ có thu nhập hấp dẫn, trải nghiệm làm nông ở Na Uy còn cho chàng trai trẻ nhiều câu chuyện đáng nhớ. Phước bộc bạch, bản thân đã trưởng thành hơn sau thời gian xa nhà.
Ngoài ra, cậu cũng học được những điều hay trong văn hóa, cách làm việc, tính cách của người dân Na Uy.
“Tôi có một người chủ tốt bụng, lúc nào cũng quan tâm, ân cần hỗ trợ. Tôi nhớ nhất lần được chủ mời xuống nhà cùng ăn tối trong đêm Giáng sinh, cảm giác ấm áp và đỡ tủi thân rất nhiều”, chàng nông dân nói.
Trong quá trình làm việc, Phước thường xuyên quay video đăng tải lên mạng xã hội để chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ trong công việc, cuộc sống nơi xứ lạ. Với lối dẫn chuyện hài hước, dí dỏm, nhiều video của cậu gây “bão” trên mạng xã hội.
Phước cho hay, nhờ những lời bình luận, động viên của cư dân mạng, anh cảm thấy công việc của mình trở nên rất ý nghĩa. Anh cũng thường xuyên tư vấn cho những bạn trẻ có ý định sang Na Uy làm việc như mình.
Sắp tới, Phước dự định sẽ về Việt Nam một thời gian, khởi nghiệp kinh doanh với số vốn gom góp được từ công việc làm nông ở Na Uy.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Nha sĩ bén duyên với cây măng
5h, cánh đồng măng tây xanh tại xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã nhộn nhịp. Anh Lê Văn Hùng (39 tuổi, thôn Thanh Thịnh) thúc giục các lao động thu gom măng đã thu hoạch để kịp giờ bán cho thương lái.
“Thời điểm lý tưởng thu hoạch măng là 4-6h, khi chưa có ánh nắng mặt trời, măng không bị héo và đảm bảo chất lượng, mẫu mã sản phẩm”, anh Hùng chia sẻ.
Chia sẻ về cơ duyên với loại cây được ví là “vua của các loại rau”, anh Hùng cho biết, dù đang có công việc và thu nhập ổn định ở phòng khám răng, anh tiếc “bờ xôi, ruộng mật” bị bỏ hoang nên đã quyết định trồng măng kiếm thêm thu nhập.
Năm 2017, anh Hùng đầu tư hơn 300 triệu đồng vào hệ thống tưới tiêu và bắt đầu trồng lứa măng tây xanh đầu tiên. Sau 4 tháng, cây măng con đạt chiều cao 20-30cm, anh bắt đầu thu hoạch. Hiện nay, anh Hùng sở hữu khoảng 10 sào măng tây.
Với diện tích măng tây trên, gia đình anh Hùng thu hoạch 4 vụ mỗi năm, mỗi vụ kéo dài hơn 2 tháng.
“Người nhổ, người thu, xếp, cắt măng, sau 3 giờ đồng hồ ở vườn, 4 lao động hái được 40kg măng, với giá bán 55.000 đồng/kg, tôi có tiền triệu trong ngày”, anh Hùng nói.
Măng tây xanh tại vườn của anh Hùng là giống khỏe, phù hợp với đất cát pha. Loại cây này trồng 1 lần thu hoạch liên tục được 7-10 năm mới phải nhổ đi trồng lại. Bắt đầu từ năm thứ 2 trở đi, cây sẽ cho măng nhiều. Vào mùa xuân và mùa thu, măng mọc tua tủa, đạt sản lượng “đỉnh nhất” trong năm.
“Măng tây xanh năng suất cao gấp 8 lần so với trồng lúa, khoai, ngô. Đến nay, tôi chưa thấy trồng cây gì mang lại giá trị kinh tế “khủng” như măng tây xanh. Trong tương lai, gia đình sẽ mở rộng thêm diện tích trồng loại cây này”, anh Hùng chia sẻ.
Nghề “tay trái, hái ra tiền”
Anh Hùng chia sẻ, 10 sào măng tây của gia đình anh cho ra sản lượng khoảng 7 tấn/năm, sau khi trừ chi phí, anh thu khoảng 200 triệu đồng/năm.
Chia sẻ kinh nghiệm trồng măng tây xanh đạt năng suất cao, anh Hùng cho biết người trồng phải chịu khó, tâm huyết và cẩn thận trong từng giai đoạn phát triển của cây. Anh Hùng thường hướng dẫn người làm xử lý đất, đánh luống, lên giàn, bón phân; sau mỗi lần thu hoạch, lại cắt cây, nhổ cỏ, xáo đất…
“Đây là “vua của các loại rau”, khó trồng, yêu cầu kỹ thuật cao. Đơn cử, độ ẩm phải giữ ở mức 60%-70%, độ PH của đất giao động 6.0-7.0 độ, đất không bị phèn, không ngập úng, nhiệt độ trung bình 25-35 độ C”, anh Hùng nhấn mạnh.
Vào mùa nắng, cần phải tưới cho măng trước 17h, để tránh làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú; mùa mưa phải làm rãnh thoát nước, tuyệt đối không để đất bị ngập úng, nếu không cây măng tây sẽ bị thối rễ… Măng tây xanh chủ yếu bị bệnh nấm mốc nên người trồng cần rắc vôi bột cho cây.
Xác định làm nông nghiệp sạch, vườn măng tây xanh của anh Hùng không sử dụng thuốc, phân bón hóa học trong khâu chăm sóc. Thay vào đó, anh sử dụng các chế phẩm sinh học, tận dụng nguồn phân bón hữu cơ ở địa phương.
Để chăm sóc vườn măng, anh Hùng thuê 1 lao động thường xuyên, đến vụ thu hoạch anh gọi thêm 3 công nhân thời vụ. Mức lương trả cho mỗi lao động dao động 180.000-200.000 đồng/người/ngày, tùy vào công việc.
Theo anh Hùng, măng tây xanh được ví là “vua của các loại rau” bởi hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người. Vì thế, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn loại cây này để chế biến bữa ăn cho gia đình.
Bà Nguyễn Thị Lan, Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Châu, cho biết toàn xã có khoảng 3ha măng tây xanh. Anh Hùng là một trong những hộ trồng măng tây xanh nhiều nhất trong xã.
“Lợi nhuận từ trồng măng tây xanh là rất lớn, thời gian tới, chúng tôi sẽ xem xét mở rộng diện tích, tìm thêm đơn vị liên kết để nhiều hộ gia đình có cơ hội tiếp cận sản xuất cây măng tây xanh”, bà Lan nói.
Măng tây xanh là loại rau cao cấp, còn được gọi “vua của các loại rau”. Loại thực phẩm này có nguồn gốc từ châu Âu, du nhập vào Việt Nam những năm gần đây. Măng tây xanh có giá trị dinh dưỡng cao, gồm chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axit phuric,… Đặc biệt là chất Inulin, có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bỗng bị cho thôi việc sau 16 năm
Hơn 16 năm trước, bà Nguyễn Thị Thu Hà (52 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) và Công ty TNHH nghiên cứu Thiên Đỉnh (gọi tắt là Công ty Thiên Đỉnh có địa chỉ tại quận 10, TPHCM) ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Theo thỏa thuận, người phụ nữ này làm việc tại công ty với vị trí giám đốc tài chính với mức lương hơn 80 triệu đồng/tháng.
Sau một năm làm việc tại công ty, bà được bổ nhiệm thêm vị trí kế toán trưởng. Trải qua nhiều năm làm việc tại đơn vị này, bà Hà liên tục được tăng lương. Tới năm 2020, Công ty Thiên Đỉnh trả cho nữ nhân sự mức lương gần 200 triệu đồng/tháng.
Mọi việc đang diễn ra bình thường thì ngày 12/5/2020, bà Hà bất ngờ nhận được thông báo công ty sẽ tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động với bà.
Hai ngày sau, bà Hà nhận được công văn của công ty với nội dung đơn vị đang rà soát hoạt động, yêu cầu bà nghỉ hưởng nguyên lương từ ngày 15/5/2020 cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Bên sử dụng lao động đồng thời yêu cầu bà Hà không được vào công ty, không tiếp xúc với nhân viên khác và vô hiệu hóa quyền đăng nhập hệ thống của doanh nghiệp.
Ngày 10/9/2020, bà Hà nhận được quyết định chấp dứt hợp đồng lao động với lý do công ty tái cơ cấu. Không chấp nhận quyết định trên, bà Hà nhiều lần khiếu nại quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng, gửi đến Công ty Thiên Đỉnh.
Bà Hà cho rằng công ty tái cơ cấu nhưng vị trí kế toán trưởng vẫn còn và thực tế đơn vị đã tuyển dụng nhân sự thay mình.
Cho rằng phía người sử dụng lao động ra quyết định chấp dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, tháng 8/2021, bà Hà khởi kiện người đại diẹn doanh nghiệp ra TAND quận 10.
Trong đơn, bà Hà yêu cầu tòa án tuyên hủy quyết định trên, buộc doanh nghiệp nhận bà trở lại làm việc và thanh toán các khoản tiền hơn 9 tỷ đồng.
Quá trình giải quyết tranh chấp, bà Hà rút một phần đơn khởi kiện về bồi thường tổn thất tinh thần số tiền 14,9 triệu đồng (10 tháng lương cơ sở tại thời điểm khởi kiện – PV).
Tháng 9/2023, TAND quận 10 mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên bác toàn bộ đơn khởi kiện của bà Hà. Không chấp nhận phán quyết trên, người phụ nữ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Không nhận lại nhân sự, bồi thường thêm 2 tháng lương
Cuối tháng 5 vừa qua, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tại tòa, phía nguyên đơn đưa ra hàng loạt lập luận, dẫn chứng cho rằng Công ty Thiên Đỉnh đã đơn phương chấp dứt hợp đồng trái luật.
Phía doanh nghiệp cho rằng đã cho bà Hà thôi việc theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật. Sau khi bà này nghỉ việc, phía bị đơn đã thanh toán số tiền hơn 620 triệu (trợ cấp mất việc, số ngày nghỉ phép năm, lương 9 ngày tháng 9…). Từ đó, bên sử dụng lao động không đồng ý với những nội dung kháng cáo của nguyên đơn.
Trải qua nhiều ngày xét xử, đầu tháng 6 vừa qua, TAND TPHCM đã đưa ra phán quyết về vụ án.
Qua xem xét hồ sơ, tài liệu và chứng cứ liên quan, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty Thiên Đỉnh là trái với quy định.
Theo đó, HĐXX cho rằng kháng cáo của nguyên đơn là có cơ sở để chấp nhận. Tòa buộc Công ty Thiên Đỉnh phải nhận bà Hà vào làm lại ngay sau khi bản án có hiệu lực.
Tuy nhiên, phía công ty nêu quan điểm không đồng ý nhận bà Hà vào làm việc, doanh nghiệp không còn bộ phận tài chính. Vì vậy, hội đồng xét xử quyết định tuyên bố chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và bà Hà.
Tòa buộc phía công ty phải trả tiền lương cho bà Hà trong những ngày người này không được làm việc (từ 9/9/2020 đến 29/5/2024) với mức lương hơn 196 triệu đồng/tháng. Tổng tiền phải trả là hơn 8,6 tỷ đồng.
Đồng thời, HĐXX phúc thẩm tuyên buộc doanh nghiệp phải trả người lao động 2 tháng tiền lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cộng với 2 tháng tiền lương do công ty không đồng ý nhận bà Hà vào làm việc. Số tiền tổng cộng 4 tháng là hơn 780 triệu đồng.
Tổng số tiền tòa buộc Công ty Thiên Đỉnh trả cho nguyên đơn là hơn 9,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước đó bà Hà đã nhận trợ cấp 1 tháng tiền lương trợ cấp. Vì vậy, bị đơn còn phải trả hơn 9,2 tỷ đồng.
Ngày 3/7, bà Hà đã nhận được bản án phúc thẩm, tuyên bố thắng kiện sau nhiều năm đấu tranh.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bỏ nghề xây dựng về làm nông nghiệp
Cuối tháng 6, mặc dù chưa đến mùa nhãn, trên quả đồi hơn 2ha của gia đình anh Đỗ Đồng Tâm (SN 1988, trú xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) vẫn nhộn nhịp cảnh thu hoạch nhãn. Anh Tâm là người tiên phong với mô hình trồng nhãn trái vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nổi tiếng khắp vùng.
Anh Tâm chia sẻ, trước khi bước vào lĩnh vực nông nghiệp, anh từng có một công việc ổn định trong nghề xây dựng.
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, anh Tâm làm việc cho một doanh nghiệp xây dựng tại Thanh Hóa và sau đó cùng chung vốn mở công ty riêng. Dù công việc ổn định và thu nhập khá, anh Tâm vẫn luôn đam mê với nông nghiệp.
“Từ nhỏ mình đã thích trồng trọt, chăn nuôi. Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng người dân chủ yếu làm theo kiểu truyền thống, trồng mía và sắn không mang lại hiệu quả kinh tế cao”, anh Tâm chia sẻ.
Năm 2018, anh quyết định bỏ nghề xây dựng, trở về quê tạo hướng đi mới trong nông nghiệp. Tận dụng hơn 2ha vườn nhãn của gia đình, anh đầu tư hơn 200 triệu đồng để đi khắp các vùng nhãn nổi tiếng nghiên cứu cách trồng nhãn trái vụ.
Giữa năm 2018, anh bắt đầu khởi nghiệp với mô hình trồng nhãn trái vụ. Ngày biết tin anh bỏ xây dựng về quê trồng trọt, gia đình can ngăn.
“Bố mẹ không đồng ý khi biết tôi về quê làm nông nghiệp. Ông bà cho rằng từ một người có công việc ổn định, không biết nhiều về nông nghiệp, lại dám về quê trồng nhãn chỉ thất bại. Nhưng vì đam mê, tôi quyết tâm thuyết phục và chứng tỏ cho mọi người thấy”, anh Tâm nói.
Năm 2019, vụ nhãn đầu tiên của anh thành công ngoài mong đợi. Hơn 500 gốc nhãn cho quả sớm hơn khoảng 4 tháng, khiến nhiều người bất ngờ.
Doanh thu tiền tỷ
Nhiều năm qua, vườn nhãn của anh Tâm mang về doanh thu “khủng”, mỗi vụ 1,5-2 tỷ đồng. Thông thường mùa nhãn bắt đầu từ tháng 10, nhưng vì làm trái vụ nên vườn nhãn của anh cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8. Mỗi năm 1 vụ, với 500 gốc nhãn, anh thu khoảng 60-65 tấn/vụ.
Giống nhãn mà anh trồng là nhãn Hương Chi, xuất xứ từ Hưng Yên. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các cửa hàng thực phẩm sạch trong tỉnh Thanh Hóa và Hà Nội. Năm nay thời tiết thuận lợi, anh dự kiến sẽ thu khoảng 65 tấn, với giá bán 35.000-40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu khoảng 2 tỷ đồng.
“Trồng nhãn trái vụ có lợi thế là giá bán ra cao gấp nhiều lần so với nhãn đúng thời vụ. Ngoài ra, mình không bị cạnh tranh quá nhiều nên lợi nhuận cao. Năm 2022, tôi xuất bán với giá 55.000 đồng/kg, nhưng vẫn không có hàng để bán”, anh Tâm nói.
Bật mí về kỹ thuật “bắt” nhãn ra quả trái vụ, anh Tâm cho biết chủ yếu sử dụng phân bón để ức chế quá trình sinh trưởng của cây, sau đó quan sát quá trình sinh trưởng và thời tiết dài hạn để lựa chọn thời điểm cho cây ra hoa.
Năm 2022, anh Tâm liên kết với 12 hộ trồng nhãn trong vùng thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và Giống cây trồng Đồng Tâm. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, mô hình trồng nhãn của gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho 6 lao động thường xuyên, chuyển giao công nghệ, cấp cây giống, bao tiêu đầu ra cho nhiều nhà vườn ở địa phương.
Anh Tâm cho biết sẽ mở rộng mô hình và liên kết với nhiều hộ dân ở các huyện có lợi thế về trồng trọt trên địa bàn Thanh Hóa.
Ông Hoàng Duy Dũng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Trung cho biết toàn xã có khoảng 10ha nhãn. Trong đó, mô hình của anh Tâm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, anh còn là người tiên phong trong phát triển mô hình trồng nhãn trái vụ.
“Ngoài làm kinh tế giỏi, mô hình của anh Tâm còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Việc áp dụng kỹ thuật trồng nhãn trái vụ đã tạo nên một bước đột phá trong trồng trọt trên địa bàn. Địa phương đang xây dựng phương án để đưa sản phẩm của anh Tâm thành sản phẩm OCOP, đồng thời khuyến khích người dân học tập kinh nghiệm, liên kết với anh Tâm trồng nhãn trái vụ”, ông Dũng cho hay.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Ông Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết công đoàn địa phương đang hỗ trợ đòi quyền lợi cho anh Lưu Chí Hiếu (nhân viên công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3). Anh bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Theo hồ sơ vụ việc, ngày 3/6/2021, anh Hiếu đang làm việc tại công ty thì bị chóng mặt, được đưa đến phòng y tế chăm sóc. Một lúc sau, anh được cho về làm việc trở lại.
Đến 14h cùng ngày, khi đang làm việc thì anh Hiếu lại chóng mặt nên tiếp tục đến phòng y tế theo dõi. Khoảng 16h, anh Hiếu được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, chẩn đoán là bị nhồi máu não, tăng huyết áp.
Ngày 5/6/2021, anh Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 (TPHCM) điều trị. Đến ngày 8/6/2021, nam nhân viên xuất viện, về điều trị tại địa phương.
Ngày 31/3/2022, công ty nơi anh Hiếu làm việc tiến hành điều tra và kết luận trường hợp này là “bị tai nạn lao động”.
Và trong thời gian nhân viên này nghỉ việc để điều trị bệnh “vì tai nạn lao động” đó thì Công ty BOT Phú Mỹ 3 ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh, kể từ ngày 8/6/2022.
Cán bộ công đoàn Nguyễn Trung Ngạn cho rằng: “Trong vụ việc này, người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian người lao động đang điều trị do bị tai nạn lao động và không báo trước cho người lao động. Hành động đó vi phạm quy định áp dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động”.
Ngày 29/8/2023, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kết luận, anh Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động 73%.
Để bảo vệ quyền lợi của anh Hiếu, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hỗ trợ anh nộp đơn khởi kiện công ty ra TAND thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Theo đơn khởi kiện, anh Hiếu yêu cầu công ty chi trả lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ theo thỏa ước lao động tập thể… số tiền hơn 1,17 tỉ đồng. Người lao động đồng thời đòi hỏi được sắp xếp một công việc phù hợp.
Ngày 12/10/2023, TAND thị xã Phú Mỹ xét xử sơ thẩm. Đến 18/10/2023, TAND thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đối với anh Hiếu, buộc công ty phải nhận anh Hiếu vào làm việc trở lại và sắp xếp công việc phù hợp.
Về quyền lợi, tòa yêu cầu công ty phải chi trả cho anh Hiếu 17 tháng lương theo mức lương trước khi anh Hiếu bị tai nạn (38,197 triệu đồng/tháng) và bồi thường 2 tháng lương do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tổng số tiền bồi thường là hơn 725 triệu đồng.
Sau phiên tòa sơ thẩm, công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 kháng cáo và TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên tòa phúc thẩm vào ngày 2/5. Tuy nhiên, bị đơn vắng mặt tại phiên tòa ngày 2/5 nên TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở lại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 12/6, dự kiến tuyên án trong chiều 19/6.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Từ đầu bếp thành người chế tác tranh
Từng có 7 năm làm đầu bếp ở TP Nha Trang, Đinh Nhật Hoàng (SN 1994, ngụ tại TPHCM) quyết định ngưng việc, tạm nghỉ ngơi. Vì là người hướng nội, Hoàng càng đắm chìm vào những sản phẩm về thiên nhiên để hướng đến việc chữa lành cho bản thân.
3 năm trước, trong một lần tìm hiểu, anh vô tình biết đến thú chơi thủy sinh, hồ bán cạn, terrarium (hệ sinh thái thu nhỏ),… Càng tìm hiểu, Hoàng càng bị cuốn hút bởi những mảng rêu tuyệt đẹp trên những sản phẩm này.
“Tôi thích rêu vì quá trình phát triển của nó chậm, không như những loài cây khác. Bản thân lúc đó tự hỏi làm sao để biến chúng thành một tác phẩm tuyệt đẹp. May mắn, tôi vô tình biết đến nghệ thuật tranh rêu.
Thay vì vẽ tranh bằng bút, cọ thì người thợ sẽ chế tác tranh bằng rêu. Bản thân thấy môn nghệ thuật này rất hay và có tính sáng tạo cao nên quyết định theo đuổi nó”, anh nói.
Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn vì mô hình này ở Việt Nam vẫn chưa thịnh hành. Không tìm được tài liệu học tập, Hoàng mày mò suốt 1 năm liền để sưu tầm những tài liệu ở nước ngoài. Thậm chí, anh còn bỏ tiền ra để học kỹ thuật xử lý rêu từ chuyên gia nước ngoài.
Nắm được kiến thức, anh bộc bạch quá trình thử nghiệm cũng không hề đơn giản.
“Tôi đã thất bại rất nhiều lần, tốn hàng chục triệu đồng để có một tác phẩm thành công đầu tay”, anh nói.
Với sự nỗ lực không ngừng, giờ đây Hoàng đã sáng tạo ra hàng chục sản phẩm tranh rêu với giá dao động 7-12 triệu đồng/m2.
Mức giá cao này giúp cho anh có thể kiếm được 20-30 triệu đồng/tháng. Thậm chí, có lúc Hoàng kiếm được trăm triệu đồng vì có người sẵn sàng chi tiền để anh đến gia công công trình tranh rêu có diện tích 10m2.
Môn nghệ thuật gần với thiên nhiên
Để làm ra một bức tranh rêu hoàn chỉnh, ngoài tính sáng tạo, anh Hoàng cho biết người thợ còn phải trải qua các công đoạn vô cùng tỉ mỉ. Công đoạn quan trọng nhất chính là xử lý rêu. Rêu sẽ được lấy từ các khu rừng, ngọn suối, mang về rửa thật sạch rồi mang đi phơi gió cho ráo nước.
Sau đó, chàng trai sẽ bắt tay vào dùng hóa chất có công dụng dưỡng ẩm để khiến rêu “ngủ đông”. Hóa chất này được dùng trong lĩnh vực mỹ phẩm, không gây hại cho người thợ và người chơi tranh.
“Ngủ đông chính là để rêu giữ được trạng thái đẹp nhất, không phát triển hay phân hủy thêm. Nếu không cẩn thận, rêu sẽ tiếp tục quá trình phát triển, chết đi, tạo ra nhiều nấm mốc gây hỏng cả bức tranh”, Hoàng cho hay.
Khi đã hoàn thành công đoạn xử lý, anh bắt đầu phác thảo ý tưởng, bố cục tổng thể của tranh lên khung tranh, rồi tiến hành đính từng mảng rêu lên. Các mảng rêu phải được sắp xếp sao cho hài hòa về màu sắc, đồng thời tuân thủ các tỉ lệ vàng, bố cục đẹp mắt để tạo ấn tượng với người xem.
Cuối cùng, chàng trai sẽ dùng gỗ lũa, sỏi, cát, tiêu bản xương động vật,… để gây hiệu ứng cho tranh. Mỗi bức tranh thường mất vài tuần đến vài tháng để hoàn thành, tùy theo độ chi tiết và kích thước.
Các bức tranh do Hoàng làm ra thường là cảnh bãi biển, thảo nguyên hay đơn thuần là bờ sông, rừng nguyên sinh vô cùng đẹp mắt.
“Người đam mê tranh rêu thường là người yêu thích thiên nhiên, muốn có cây cảnh trong nhà nhưng không có thời gian chăm sóc. Một số người còn tìm đến tranh rêu vì muốn có một thứ gì đó giúp họ chữa lành”, anh chia sẻ.
Chàng trai 9X cho hay bản thân cũng cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng hơn khi làm việc với rêu. Đối với Hoàng, đây là công việc giúp anh hòa mình với thiên nhiên, được sống thật với cảm xúc bởi mỗi bức tranh là toàn bộ tình cảm, tâm tư, thông điệp mà anh muốn truyền tải.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Đến bãi biển Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cứ vào khoảng 15h hằng ngày, không khó để bắt gặp những chiếc tàu, ghe, vượt sóng ra khơi thu bẫy mực lá.
Theo ngư dân xã Hải An, nghề bẫy mực xuất phát từ tỉnh Thanh Hóa và Đà Nẵng, sau đó người dân địa phương thấy hay nên làm theo.
Các lồng bẫy mực của ngư dân xã Hải An có hình hộp chữ nhật, được làm bằng tre, lưới, chiều cao hơn 1m, rộng 0,6m. Xung quanh được phủ bằng lá cây đùng đình phơi khô hoặc vải bạt nilon màu đen để tạo thành vùng tối trong lồng.
Những chiếc bẫy được ngư dân dùng ghe, thuyền đưa ra thả xuống vùng biển gần bờ lúc sáng sớm, đến chiều sẽ quay trở lại để thu thành quả.
Mỗi thuyền đánh bắt mực sẽ có 2-3 ngư dân. Mùa vụ đánh bắt mực của ngư dân xã Hải An thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 7 hằng năm. Tùy vào các loại thuyền mà vị trí thả lồng bẫy khác nhau, tàu công suất nhỏ, đặt bẫy cách bờ 1-4 hải lý, độ sâu 5-8m, tàu lớn đặt vị trí xa hơn và sâu hơn.
Chở chúng tôi trên chiếc thuyền nhỏ ra khu vực đặt bẫy mực, anh Nguyễn Thanh Lâm (40 tuổi), trú thôn Mỹ Thủy, cho hay, bản thân có hơn 20 năm đi biển, hàng ngày anh đưa 10 lồng bẫy ra khơi để bắt mực.
Để cố định và cho lồng bẫy chìm xuống đáy biển, phần đáy lồng được ngư dân buộc với hòn đá hoặc bao cát nặng khoảng 5kg. Đỉnh lồng được nối với sợi dây thừng dài 20-30m, bên trên buộc vào phao nổi trên mặt nước với những hình thù khác nhau để phân biệt với lồng bẫy của ngư dân khác.
Theo anh Lâm, vị trí đặt bẫy được ngư dân xác định từ trước, trước khi bẫy được đưa xuống biển sẽ được gắn chùm trứng mực tươi để làm mồi dẫn. Đây là thời gian mực lá vào gần bờ để sinh sản nên hễ thấy trứng ở trong lồng bẫy là chui vào đẻ rồi không thoát ra ngoài được.
Mực và các loại hải sản khác sau khi đánh bắt được ngư dân đưa lên bờ bán lại cho thương lái và các chủ nhà hàng, du khách.
Các ngư dân tâm sự, nghề bẫy mực cũng tùy vào con nước, thời tiết và dòng chảy là có thể biết vị trí nào mực tập trung đông. Những ngày nước biển đục, biển động rất ít mực. Nghề này dễ làm nhưng vô chừng, ngày trúng mực có thể thu về tiền triệu, ngày không có thì lỗ tiền dầu.
Trung bình mỗi ngày, một thuyền của ngư dân xã Hải An thu về 3-7kg mực lá. Có thuyền thả lồng bẫy trúng luồng mực còn thu hoạch được 15-20kg.
Với mức giá hiện tại khoảng 350.000-400.000 đồng/kg, ngư dân thu về 1,5-2,5 triệu đồng, trừ chi phí cũng kiếm được từ 700.000 đến 1,2 triệu đồng/người.
Bên cạnh các loại hải sản biển khác, nghề bẫy mực lá đang mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng bãi ngang của tỉnh Quảng Trị.
Ông Lê Đức Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, cho biết, nghề đặt lồng bẫy mực lá ở các bãi ngang của địa phương có cách đây hơn 20 năm.
“Nghề này đang được ngư dân các xã biển bãi ngang khai thác khá hiệu quả, nhất là các xã thuộc huyện Hải Lăng. Dễ làm, lại cho thu nhập ổn định nên trừ những ngày mưa gió, còn lại ngư dân đều đi thả lồng bẫy mực”, ông Thắng nói.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
7h30, Đoàn Kim Tấn, một nhân viên điều dưỡng tại Australia, vừa kết thúc ca làm việc kéo dài 17 tiếng ở bệnh viện. Giống như các điều dưỡng khác, lê cơ thể rã rời về nhà, Tấn còn phải làm sao cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Có như vậy mới có đủ sức khỏe, đáp ứng được cường độ công việc cho ngày tiếp theo.
Công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn cực cao
Đoàn Kim Tấn (23 tuổi) hiện là một điều dưỡng viên tại khoa hồi sức tích cực (ICU), thuộc bệnh viện ở Canberra (Australia). Tấn hài lòng khi công việc mang lại thu nhập mơ ước nhưng đổi lại, anh phải đối mặt với rất nhiều áp lực.
Bệnh viện nơi Tấn làm việc chia 3 ca/ngày, trong đó, ca sáng và trưa kéo dài 8 tiếng, ca tối 10 tiếng. Tuy nhiên, vào những hôm bệnh viện cần thêm nhân lực hỗ trợ, điều dưỡng được chọn làm 2 ca liên tục. Nghĩa là làm việc từ 13h đến 7h30 hôm sau.
Hằng ngày, công việc của một điều dưỡng như Tấn bao gồm các đầu việc như tiếp nhận hồ sơ, làm quen, kiểm tra sơ bộ sức khỏe của bệnh nhân, lập danh sách và chuẩn bị các loại thuốc,… Quan trọng nhất chính là lúc nào cũng theo dõi và hỗ trợ mỗi khi bệnh nhân cần.
“So với một số nghề vì công việc này rất vất vả. Ở Australia, người lao động hầu hết chỉ làm việc từ 8h đến 16h là nghỉ, với nghề điều dưỡng, ai cũng phải đi sớm, về khuya hoặc thậm chí là không về nhà vì phải làm tăng ca”, Tấn nói.
Ngoài áp lực về thời gian, điều dưỡng viên còn chịu áp lực về chuyên môn. Bởi sức khỏe và tính mạng của con người luôn là vấn đề hệ trọng. Bản thân mỗi điều dưỡng phải nắm chắc lượng kiến thức khổng lồ và hiểu rõ quy trình hoạt động của bệnh viện.
“Mọi việc phải được thực hiện vô cùng chính xác, không thể xảy ra bất kỳ sai sót nào. Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản, thực tế có nhiều rắc rối hơn phát sinh, đòi hỏi người điều dưỡng phải ứng biến. Ngoài ra, các điều dưỡng mới ra trường còn phải học cách thích nghi với môi trường làm việc thật nhanh chóng”, anh chia sẻ.
Anh Tân nói nửa thật nửa đùa rằng, trong các “thể loại” áp lực, việc đối mặt với bệnh nhân là thứ khiến điều dưỡng đau đầu nhất. Theo Kim Tấn, yêu cầu tiên quyết với một điều dưỡng để theo được nghề lâu dài chính là học cách hiểu và thông cảm cho bệnh nhân.
“Chúng tôi lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Một người điều dưỡng giỏi, ngoài chuyên môn thì phải giao tiếp tốt. Điều dưỡng như chiếc cầu nối với bác sĩ, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân.
Rõ ràng, chỉ khi bệnh nhân ổn định về tinh thần thì việc tiếp nhận điều trị mới trở nên dễ dàng hơn, giúp tăng khả năng, hiệu quả chữa bệnh”, Tấn bộc bạch.
Chàng trai kể, bản thân từng ngồi nói chuyện với một bệnh nhân suốt 2 giờ, chỉ để họ bình tĩnh và hợp tác hơn với đội ngũ y tế.
“Tôi nhớ nhất là những lần bị bệnh nhân la mắng, nhổ nước bọt và thậm chí là đá, đấm loạn xạ, lần nào cũng phải nhẫn nhịn. Tất nhiên, những việc như vậy chỉ xảy ra ở những bệnh nhân gặp vấn đề về bệnh lý, không phải trường hợp nào cũng thế”, nam điều dưỡng cười xòa.
Cơ hội việc làm rộng mở
Sau những áp lực to lớn, tại Úc, thu nhập là lý do, động lực níu chân điều dưỡng ở lại với nghề. Theo Kim Tấn, một điều dưỡng mới ra nghề như anh có thể kiếm được 80-100.000 AUD/năm (tương đương khoảng 1,3-1,6 tỷ đồng). Với những người làm lâu năm, cứng tay, mức thu nhập còn cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các điều dưỡng viên cấp cao còn nhận được nhiều chế độ đãi ngộ như 7 tuần nghỉ, 3,5 tuần nghỉ… dưỡng sức mà vẫn được trả lương. Hơn nữa, các bệnh viện ở Úc luôn có những chương trình hỗ trợ tâm lý miễn phí cho đội ngũ y tế.
“Làm nghề này, tôi được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, lắng nghe câu chuyện và cuộc đời họ. Bản thân tôi, vì thế, cũng trưởng thành và biết trân trọng cuộc sống hơn”, Tấn nói.
Nam điều dưỡng chia sẻ, trước đây, anh đến Australia theo diện du học. Tấn chọn học ngành điều dưỡng vì thị trường rất “khát” nhân lực.
Để trở thành một điều dưỡng, Tấn cho hay có thể lựa chọn học hệ đại học (kéo dài 3 năm) hoặc cao đẳng (kéo dài 1,5 năm). Quá trình học cũng vất vả, thách thức, bởi sinh viên vừa phải liên tục viết bài luận, vừa phải thực tập không lương tối thiểu 800 giờ ở các bệnh viện.
“Quỹ thời gian dành cho việc học hầu như là cả ngày, hiếm có lúc nghỉ. Nhưng đổi lại, học xong là có thể đi làm ngay”, nam điều dưỡng chia sẻ.
Đến thời điểm tốt nghiệp, nếu đạt tiêu chuẩn, có chứng chỉ IELTS 7.0 hoặc PTE 65 cho tất cả các kỹ năng, người học đã có thể xin được chứng chỉ hành nghề AHPRA (Australian Health Practitioner Regulation Agency).
Chàng trai nhấn mạnh, tiêu chuẩn về tiếng Anh nói trên cũng là điều kiện đầu vào và đầu ra khi đăng ký học ở các trường đại học.
Thực tế, sau mỗi đợt sinh viên đại học tốt nghiệp, các bệnh viện ở Australia đều mở chương trình hỗ trợ điều dưỡng mới ra trường tập làm quen với công việc. Thông thường, chương trình này kéo dài trong 1 năm.
“Cơ hội về nghề điều dưỡng ở Úc đang rất rộng mở vì tình trạng thiếu nhân lực tại các bệnh viện. Vì thế, những ai quan tâm đến nghề này cần trang bị kỹ năng tiếng Anh tốt và xác định rõ lộ trình, nuôi dưỡng đam mê”, Kim Tấn khuyến cáo.
Theo báo cáo của cơ quan Lao động Y tế Australia (HWA), quốc gia này dự kiến mức thiếu hụt tới 100.000 điều dưỡng viên vào năm 2025 và 123.000 điều dưỡng vào năm 2030. Sự thiếu hụt này sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực thành thị, nơi nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà và các dịch vụ điều dưỡng khác rất cao.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt sắp xảy ra và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế có tay nghề cao, Australia đang tập trung vào việc cải thiện điều kiện làm việc trong lĩnh vực này. Bộ Y tế đã phát động các chiến dịch tuyển dụng và học bổng có mục tiêu để khuyến khích người lao động ghi danh vào các chương trình đào tạo điều dưỡng.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Bỏ việc lương cao để… về với rừng
Từ nhỏ, anh Nguyễn Tuấn Nam (Ba Vì, Hà Nội) đã bị thu hút trước những thước phim về thiên nhiên hoang dã. Niềm đam mê với thiên nhiên được khơi dậy mạnh mẽ khi anh bắt đầu học đại học, ngành lâm nghiệp. Đó là nơi chắp cánh đưa anh đến với công việc bảo vệ rừng.
Trong chuyến thực địa đầu tiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương khi còn là sinh viên, anh học về các loài cây và động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trải nghiệm này giúp anh nhận ra rừng không đơn thuần là nhà cho động vật hoang dã mà còn là hệ sinh thái quan trọng với cuộc sống con người. Vì lẽ đó, mỗi người cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn rừng.
Công việc của anh Nguyễn Tuấn Nam là nghiên cứu về rừng, quản lý dữ liệu khách hàng, kiểm soát hệ thống, nội dung trên mạng xã hội… Mỗi ngày, anh dành thêm 3-4 tiếng tư vấn cho thế hệ sau về ngành học và cơ hội việc làm.
Ngoài công việc tại văn phòng, anh còn tư vấn, đào tạo, hỗ trợ cộng đồng địa phương khai thác rừng bền vững và xây dựng hồ sơ cấp chứng chỉ rừng theo quy định.
Anh cũng thường tham gia điều phối các hội thảo lâm nghiệp ở Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2022, anh một mình “Nam tiến” mở văn phòng đại diện tại TPHCM và làm quản lý của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia, thúc đẩy quản lý bền vững và quảng bá hệ thống ở phía Nam.
Trước khi đến với công việc ngành lâm nghiệp, anh là cán bộ dự án về bảo vệ môi trường, hệ sinh thái với mức đãi ngộ cao.
Ngành lâm nghiệp có lương thấp và mức độ rủi ro cao. Sinh viên mới ra trường chỉ nhận lương cơ bản, hệ số 2,34 (khoảng 4,2 triệu đồng). Công việc lại yêu cầu công tác dài ngày, đôi khi 2-3 tháng.
Song với niềm đam mê với công việc ở rừng, anh đã từ bỏ công việc lương cao để trở thành cán bộ chuyên sâu về lâm nghiệp.
Anh cười xòa so sánh, nếu nhiều người phải chi tiền đi tới những cánh rừng “chữa lành” thì anh lại được “chữa lành” miễn phí quanh năm.
Trong các chuyến công tác, anh còn có cơ hội tận mục nhiều động vật hoang dã. Kỷ niệm khó quên nhất với anh là xem voọc ở Vườn quốc gia Cát Bà. Anh Nam và đoàn công tác di chuyển từ 4h sáng, đến các vách núi nơi voọc thường tập trung.
Lần đó, vượt qua 4 vách núi mà không thấy bóng voọc nào, mọi người đều thất vọng. Bất ngờ, đến vòng núi cuối cùng, cả đoàn chợt sững lại khi trước mắt là cả đàn khoảng 30 cá thể voọc cùng leo trèo trên cây, đánh đu trên vách núi. Lặng người rồi vỡ òa trước cảnh tượng tuyệt vời khi đó khiến anh nhớ mãi.
Hiểm nguy rình rập
Do đặc thù phải làm việc trong rừng, rủi ro là không tránh khỏi với những người làm nghề rừng Nhớ lần đi thực địa, anh Nam và đồng nghiệp phải vào rừng sâu khảo sát cho dự án.
Trong lúc làm việc, anh vô tình giẫm vào tổ ong rừng. Đàn ong bay tán loạn, tấn công người xâm phạm. Địa hình hiểm trở khiến việc bỏ khó khăn. Kết quả, ai cũng bị ong đốt 4-5 mũi, có người hơn chục mũi, phải nằm viện điều trị suốt 2 ngày.
Sau “trận đòn” ấy, anh Nam cảm giác chùn trước những rủi ro, nguy hiểm tiềm ẩn của rừng. Nhưng rồi đam mê vẫn thắng, anh Nam vẫn chọn gắn bó với rừng.
Một sự kiện không thể quên dù đã 10 năm trôi qua là ngày anh cùng đoàn công tác đo đạc rừng tại một vườn quốc gia. Bìa rừng xanh mát và hoang sơ, nhưng khi tiến sâu vào, đoàn phát hiện nhiều dấu chân lạ. Dấn sâu hơn, anh nhận thấy lối đi mỗi lúc một quang đãng hơn, do cây cỏ, bụi rậm được phát gọn, cùng nhiều dấu chân mới.
Nam nhân viên lâm nghiệp sững người trước cảnh tượng một lượng lớn cây cổ thụ bị đốn hạ ngổn ngang, cắt xẻ tại chỗ để vận chuyển đi. Sau cảm giác bất lực trước vô số đại thụ đổ gục, ván, gỗ la liệt, anh quyết tâm trở thành người bảo vệ rừng thầm lặng.
So với các ngành nghề khác, lâm nghiệp là công việc khó khăn, vất vả, nhiều hiểm nguy. Dù vậy, đã chọn nghề, anh Nam tâm niệm giữ rừng như bảo vệ nhà mình vậy.
Cam Ly
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
* Xây dựng danh mục và cơ cấu hàng hóa kinh doanh– Tìm hiểu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, định hướng kinh doanh của Công ty- Xây dựng các nhóm mặt hàng chủ đạo, loại bỏ những mặt hàng kinh doanh kém* Quy hoạch hệ thống Nhà cung cấp (NCC) và quản lý NCC– Tìm kiếm Nhà cung cấp có năng lực tốt, ngành hàng phù hợp với danh mục hàng hóa, địa bàn kinh doanh- Quy hoạch, phân loại NCC và đề xuất chính sách phù hợp với từng NCC. Thường xuyên đánh giá, rà soát năng lực NCC không đủ năng lực* Đàm phán hợp đồng– Đàm phán các điều khoản thương mại. Đàm phán ngân sách hỗ trợ Marketing và các hỗ trợ khác từ NCCKiểm soát việc cung cấp hàng hóa NCC- Kiểm soát việc cung cấp hàng hóa của NCC theo sản lượng và thời gian cam kết- Thường xuyên nắm vững các chỉ tiêu kinh doanh (doanh số, margin,..) * Hỗ trợ hoạt động bán hàng tại cửa hàng/siêu thị– Xây dựng chính sách giá cho từng nhóm mã hàng (nhóm hàng điểm nhấn, nhóm hàng mục tiêu, nhóm hàng thu hút); Xây dựng chương trình khuyến mại cho ngành hàng bao gồm Onpost, Offpost và hàng cho Giá sốc- Thỏa thuận với NCC để xây dựng hoạt động hoạt náo, giới thiệu sản phẩm tại Cửa hàng- Triển khai các chương trình khuyến mại với Vận hành- Làm việc với NCC để xử lý khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm; xuất trả các hàng hóa kinh doanh kém, cận date* Kiểm soát dữ liệu– Kiểm soát dữ liệu đưa vào hệ thống SAP- Kiểm tra thông tin khuyến mãi trên Post/tờ rơi
Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce là thành viên thuộc Tập đoàn Masan, sở hữu và vận hành chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng tiện ích WinMart+. Với hơn 9 năm hình thành và phát triển, WinCommerce tự hào là doanh nghiệp nội địa vuơn mình mạnh mẽ trong ngành bán lẻ, đạt nhiều thành tựu kinh doanh ấn tượng, trở thành hệ thống uy tín có doanh thu, độ phủ lớn nhất toàn quốc với hệ thống 130 siêu thị WinMart, 3515 cửa hàng WinMart+ tính đến ngày 21/11/2023 trên 63 tỉnh thành Việt Nam.
Xem thêm
Thu gọn
|
29
Ngày tới
Tên liên hệ:
Phòng Tuyển Dụng
Tầng 5, Tòa nhà International Centre, 17 Ngô Quyền, P. Tràng Tiền
,
Quận Hoàn Kiếm
,
Hà Nội
,
Viet Nam
– Các ứng viên quan tâm vui lòng gửi hồ sơ trực tuyến qua hệ thống CareerLink, gửi kèm file hoặc trực tiếp đến tại công ty.
Nhận hồ sơ bằng ngôn ngữ:
Tiếng Việt
Hà nội – TÌM VIỆC LÀM | TÌM VIỆC NHANH HÀ NỘI | TÌM VIỆC NHANH SÀI GÒN
Sinh sống ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhưng anh Huỳnh Đức Hiếu (SN 1990) lại có máu đam mê với ngành nông nghiệp.
Tình cờ một lần xem trên mạng xã hội, thấy mô hình trồng rau khí canh ở tỉnh Lâm Đồng đem lại hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm và phù hợp với nhu cầu của người dân hiện nay, anh đã theo học.
Sau 3 tháng học tập, anh Hiếu nắm vững kiến thức và nhận chuyển giao công nghệ từ một công ty ở tỉnh Lâm Đồng rồi về quê bắt đầu triển khai mô hình.
“Ý tưởng này cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân. Hiện nay, nhiều người dân thích sử dụng rau sạch, nhưng không có diện tích đất để trồng, đặc biệt là khu vực thành phố. Nhận thấy, trồng rau khí canh có tính ưu việt và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân nên tôi quyết định tìm hiểu và học mô hình này”, anh Hiếu chia sẻ.
Theo anh Hiếu, cách trồng rau khí canh khác với trồng rau theo phương pháp truyền thống. Trồng rau khí canh là công nghệ tuần hoàn và hoạt động theo cơ chế tự động hóa.
Đặc biệt, rau khí canh không trồng dưới đất mà sẽ được trồng trên các trụ nhựa. Mỗi trụ được thiết kế 48 hốc để trồng giá thể, tương ứng với 48 khóm hoặc cây rau.
Trước khi đưa rau lên trồng trên trụ nhựa, anh Hiếu sử dụng hỗn hợp hữu cơ để ươm giống.
Tùy từng loại rau, cây giống sau khi ươm từ 10 đến 15 ngày thì sẽ được đưa vào giá đỡ trên trụ nhựa để trồng.
Theo anh Hiếu, các trụ nhựa và ống chứa nước được kết nối theo hệ thống tuần hoàn.
“Nước được chứa sẵn trong các bồn lớn, sau đó sử dụng máy bơm dẫn nước vào ống nhựa để phun vào hố trồng rau. Việc tưới nước này khác với trồng rau thủy canh, nước bơm ra sẽ ở dạng phun sương trực tiếp vào rễ cây, mỗi lần phun sương từ 3 đến 6 phút. Nước sử dụng phun sương này là loại nước có chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trồng rau khí canh sẽ lấy ánh sáng hoàn toàn tự nhiên, không phải lắp đặt nhà màng”, anh Hiếu nói.
Cũng theo anh Hiếu, hiện anh tập trung vào việc nhận lắp đặt hệ thống trồng rau khí canh cho người dân quanh địa bàn thành phố Thanh Hóa. Chi phí lắp đặt 1,5-1,8 triệu đồng/trụ nhựa.
Chàng trai trẻ cho biết, với diện tích ở sân thượng, hiên nhà, người dân có thể lắp đặt khoảng 3-4 trụ rau là có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau sinh hoạt hàng ngày.
“Vì cây rau không tiếp xúc với các vi khuẩn, mầm mống gây bệnh từ mặt đất nên trồng rau theo phương pháp khí canh còn hạn chế tối đa sâu bệnh, an toàn và sạch đối với người sử dụng”, anh Hiếu nói.
Ngoài lắp đặt hệ thống trồng rau, hiện tại khu vườn của anh Hiếu có 60 trụ rau, mỗi trụ cho năng suất 7-10kg sản phẩm. Sản lượng rau của vườn có thể đạt khoảng 5 tạ rau mỗi tháng. Anh Hiếu cho biết, thời gian tới sẽ mở rộng mô hình để phục vụ người dân.
Ông Nguyễn Đức Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho biết, đây là lần đầu tiên trên địa bàn có mô hình trồng rau khí canh. Theo ông Hòa, mô hình trồng rau khí canh là mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Trại sản xuất phôi nấm bào ngư xám của anh Nguyễn Anh Tú (37 tuổi) ở thôn Mông Nghệ, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam có diện tích 700m².
Năm 2017, nhận thấy nhu cầu sử dụng nấm bào ngư của người tiêu dùng khá cao, nhưng tại địa phương chưa có nhiều cơ sở sản xuất loại nấm này nên anh Tú quyết tâm đầu tư, thử nghiệm. Anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn của Đoàn thanh niên để khởi nghiệp.
Ban đầu, anh nhập phôi từ các trại có uy tín để trồng, nấm thu hoạch được khách hàng ưa chuộng. Sau đó, thị trường mở rộng, các cơ sở sản xuất nấm ngày càng nhiều, anh Tú dần định hướng sang sản xuất phôi nấm để đáp ứng nhu cầu này.
Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, điều kiện sản xuất thực tế khác xa so với lý thuyết, anh gặp rất nhiều khó khăn. Phải qua vài năm vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, tự mày mò học hỏi, anh Tú mới hoàn thiện việc sản xuất phôi nấm.
Anh lựa chọn phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn sạch từ nguyên liệu đến môi trường và quy trình để cho ra những tai nấm đạt chuẩn. Theo anh Tú, trong quá trình làm phôi nấm, điều quan trọng là tạo ra bịch phôi có hàm lượng dinh dưỡng cao để nấm phát triển tốt, cho năng suất cao…
Quy trình tạo ra một phôi nấm kéo dài vài tháng. Mỗi bịch phôi trung bình thu được 2-2,5 lạng nấm tươi. Quá trình nuôi, thu hoạch phụ thuộc vào kỹ thuật của từng người trồng. Vì vậy, khi bán phôi nấm, anh Tú tận tình hướng dẫn cho khách hàng kỹ thuật trồng nấm sao cho đạt chất lượng.
Anh Tú cho hay, trồng nấm quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Cần tạo độ ẩm thích hợp, vệ sinh sạch sẽ thì nấm mới phát triển tốt. Nếu môi trường không sạch sẽ thì nấm sẽ bị bệnh, còn nắng nóng quá thì tai nấm sẽ nhỏ, không phát triển, năng suất không đạt.
Hiện nay, cơ sở của anh mỗi năm anh cung cấp 60.000-70.000 bịch phôi nấm tùy nhu cầu thị trường. Mỗi bịch phôi có giá bán 5.500 đồng/bịch, tiêu thụ ở các địa phương trong tỉnh Quảng Nam.
“Chúng tôi hỗ trợ người trồng nấm biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc phôi nấm đúng cách. Khách hàng trồng nấm làm ăn hiệu quả thì phôi nấm của mình mới bán chạy được”, anh Tú chia sẻ.
Ngoài ra, anh còn dành hơn 100m² để sản xuất nấm tươi tại cơ sở, vừa kinh doanh vừa là điểm tham quan, chia sẻ kinh nghiệm cho những ai cần. Giá bán nấm tươi hiện nay 45.000-55.000 đồng/kg, tiêu thụ tại các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.
Năm 2020, HTX Nông nghiệp Mông Nghệ được thành lập và Nguyễn Anh Tú làm giám đốc. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động tại địa phương, với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng. Nhiều chị em phụ nữ trong thôn làm nông tận dụng thời gian rảnh rỗi xin vào làm nấm, cải thiện được phần nào thu nhập cho gia đình.
Về kế hoạch sắp tới, anh Tú cho biết sẽ mở rộng thêm diện tích trang trại và đầu tư hệ thống phun sương khép kín để nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Gia đình không thỏa hiệp mà chấp nhận để con trai duy nhất phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình, dù bố mẹ có đủ điều kiện bồi thường cho bị hại để đổi lại cuộc sống tự do cho con.
Nhìn con trai đẩy chiếc máy đi từng đường cày gọn gàng trên mảnh vườn trước nhà, ông Mai Văn Lâm, 60 tuổi, ở thôn Lục Hải, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nở nụ cười mãn nguyện: “Từ khi đi chấp hành án về, nó ngoan hẳn, không còn lêu lổng, chơi bời, mà tu chí làm ăn. Người làm cha, làm mẹ như chúng tôi cảm thấy hạnh phúc”.
Để dạy dỗ cậu con trai nghịch ngợm, ham chơi trưởng thành như ngày hôm nay, theo ông Lâm, gia đình đã phải chấp nhận đánh đổi, “nuốt nước mắt vào trong” nhìn con vào trại giam chấp hành án phạt tù.
Năm 2018, Mai Văn Long (23 tuổi) tốt nghiệp THPT, sau đó học tiếng rồi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Thời gian đầu ở xứ người, chàng trai chăm chỉ làm việc, dành dụm gửi về cho gia đình 25-30 triệu đồng/tháng. Một thời gian sau, Long gây gổ, đánh nhau, buộc phải về nước sớm hơn dự định.
Năm 2021, khi đang làm công nhân giày da, Long theo bạn bè tụ tập đánh bạc. Hết tiền, chiếc xe máy được mua bằng tiền đi làm ở nước ngoài cũng bị Long mang đi cầm cố tại một cơ sở cầm đồ ở huyện Hà Trung.
Càng đánh càng thua, Long đến cơ sở cầm đồ nói muốn chuộc lại tài sản, rồi cướp xe tháo chạy, mang đi cầm cố ở một cơ sở khác.
Không có tiền trả nợ, 2 chủ cơ sở cầm đồ khởi kiện. Lúc này, bên bị hại yêu cầu Long trả số tiền 50 triệu đồng.
“Họ nói chỉ cần trả đủ tiền Long đã “mượn” sẽ rút đơn kiện. Dù có thể lo đủ tiền, giúp con thoát tội nhưng gia đình tôi thống nhất hoãn trả nợ. Chấp nhận con bị bắt giam, cải tạo với suy nghĩ bố mẹ không dạy được thì nhờ luật pháp trừng trị”, ông Lâm tâm sự.
Tháng 4/2021, Long bị Công an huyện Hà Trung bắt giữ. Tòa án nhân dân huyện Hà Trung đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Long 18 tháng tù giam vì tội Trộm cắp tài sản.
Theo ông Lâm, dù chuẩn bị tâm thế cho con đi cải tạo và luôn dặn lòng đây là khung hình phạt nghiêm khắc giúp con trưởng thành, sống có ích, nhưng sâu thẳm trong tâm can là sự đau đớn tột cùng. Nhiều đêm, vợ chồng ông không ngủ, thức trắng vì thương, lo cho con.
Cuối năm 2021, sau một thời gian chấp hành án và có ý thức lao động, cải tạo tốt, Long được ân xá trước thời hạn.
“Hôm đoàn tụ cả gia đình ôm nhau khóc. Con nói, xin lỗi cả nhà và hứa từ nay sẽ thay đổi, tu chí làm ăn”, ông Lâm kể.
“Phá tiền trăm, bạc triệu, giờ em nhặt từng đồng tiền lẻ, làm lại cuộc đời từ nấu rượu, nuôi lợn, nuôi gà và trồng rau”, Mai Văn Long, vừa nhổ rau, vừa tâm sự.
Long cho biết, với 2.000m2 đất, gia đình trồng gối vụ, mùa nào rau nấy nên ngày nào cũng có hàng đi chợ. Cứ 4-5h dậy ra vườn thu hoạch, đi chợ nhập hàng, mang “tiền tươi, thóc thật” về đều đều.
Ngoài trồng rau, Long còn chăn nuôi gà, lợn. Đàn lợn của chàng trai trẻ lúc đông nhất là 50 con, đàn gà lên đến cả trăm con. Vì nuôi bằng bã nấu rượu, rau, củ và cám gạo nên lợn, gà lớn nhanh, được thương lái ưa chuộng, tìm mua.
Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, chăn nuôi, Long thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo Long, những năm trước chàng trai chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ khởi nghiệp, làm lại cuộc đời với trồng trọt, chăn nuôi vì thấy làm nông thu nhập bấp bênh. Tuy nhiên những tháng ngày trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật của mình sau song sắt đã giúp chàng trai trẻ nghiệm ra nhiều điều.
Nhớ lại những ngày đầu vào trại giam, Long suy sụp, người gầy sọp, buồn, hối hận về hành vi của mình. Đêm đến nghĩ về bố mẹ, chàng trai bi quan, chán nản. Nhờ sự quan tâm của cán bộ quản giáo, sự động viên của gia đình, Long đã cố gắng cải tạo tốt.
Trở về trong sự yêu thương, đùm bọc của những người thân, Long dần mở lòng và quyết tâm làm lại cuộc đời.
Mới đây khi Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nga Sơn có chương trình cho vay vốn tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, ông Lâm đứng ra bảo lãnh vay 100 triệu đồng cho con trai phát triển kinh tế.
Có thêm vốn, Long đầu tư, mở rộng chuồng trại, mua con giống, phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Giáp, cho biết, từ khi đoàn tụ với gia đình, em Mai Văn Long chịu khó làm ăn, không còn tụ tập chơi bời. Mô hình trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi lợn, gà của Long rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân, gia đình.
Theo ông Dũng, nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội dành cho người sau chấp hành án phạt tù là cơ hội để mở ra một cuộc đời mới cho những người từng “lầm đường lạc lối”, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Nội dung: Hạnh Linh
Thiết kế: Minh Ngọc
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Nhìn con trai đẩy chiếc máy đi từng đường cày gọn gàng trên mảnh vườn trước nhà, ông Mai Văn Lâm, 60 tuổi, ở thôn Lục Hải, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nở nụ cười mãn nguyện: “Từ khi đi chấp hành án về, nó ngoan hẳn, không còn lêu lổng, chơi bời, mà tu chí làm ăn. Người làm cha, làm mẹ như chúng tôi cảm thấy hạnh phúc”.
Để dạy dỗ cậu con trai nghịch ngợm, ham chơi trưởng thành như ngày hôm nay, theo ông Lâm, gia đình đã phải chấp nhận đánh đổi, “nuốt nước mắt vào trong” nhìn con vào trại giam chấp hành án phạt tù.
Năm 2018, Mai Văn Long (23 tuổi) tốt nghiệp THPT, sau đó học tiếng rồi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Thời gian đầu ở xứ người, chàng trai chăm chỉ làm việc, dành dụm gửi về cho gia đình 25-30 triệu đồng/tháng. Một thời gian sau, Long gây gổ, đánh nhau, buộc phải về nước sớm hơn dự định.
Năm 2021, khi đang làm công nhân giày da, Long theo bạn bè tụ tập đánh bạc. Hết tiền, chiếc xe máy được mua bằng tiền đi làm ở nước ngoài cũng bị Long mang đi cầm cố tại một cơ sở cầm đồ ở huyện Hà Trung.
Càng đánh càng thua, Long đến cơ sở cầm đồ nói muốn chuộc lại tài sản, rồi cướp xe tháo chạy, mang đi cầm cố ở một cơ sở khác.
Không có tiền trả nợ, 2 chủ cơ sở cầm đồ khởi kiện. Lúc này, bên bị hại yêu cầu Long trả số tiền 50 triệu đồng.
“Họ nói chỉ cần trả đủ tiền Long đã “mượn” sẽ rút đơn kiện. Dù có thể lo đủ tiền, giúp con thoát tội nhưng gia đình tôi thống nhất hoãn trả nợ. Chấp nhận con bị bắt giam, cải tạo với suy nghĩ bố mẹ không dạy được thì nhờ luật pháp trừng trị”, ông Lâm tâm sự.
Tháng 4/2021, Long bị Công an huyện Hà Trung bắt giữ. Tòa án nhân dân huyện Hà Trung đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Long 18 tháng tù giam vì tội Trộm cắp tài sản.
Theo ông Lâm, dù chuẩn bị tâm thế cho con đi cải tạo và luôn dặn lòng đây là khung hình phạt nghiêm khắc giúp con trưởng thành, sống có ích, nhưng sâu thẳm trong tâm can là sự đau đớn tột cùng. Nhiều đêm, vợ chồng ông không ngủ, thức trắng vì thương, lo cho con.
Cuối năm 2021, sau một thời gian chấp hành án và có ý thức lao động, cải tạo tốt, Long được ân xá trước thời hạn.
“Hôm đoàn tụ cả gia đình ôm nhau khóc. Con nói, xin lỗi cả nhà và hứa từ nay sẽ thay đổi, tu chí làm ăn”, ông Lâm kể.
“Phá tiền trăm, bạc triệu, giờ em nhặt từng đồng tiền lẻ, làm lại cuộc đời từ nấu rượu, nuôi lợn, nuôi gà và trồng rau”, Mai Văn Long, vừa nhổ rau, vừa tâm sự.
Long cho biết, với 2.000m2 đất, gia đình trồng gối vụ, mùa nào rau nấy nên ngày nào cũng có hàng đi chợ. Cứ 4-5h dậy ra vườn thu hoạch, đi chợ nhập hàng, mang “tiền tươi, thóc thật” về đều đều.
Ngoài trồng rau, Long còn chăn nuôi gà, lợn. Đàn lợn của chàng trai trẻ lúc đông nhất là 50 con, đàn gà lên đến cả trăm con. Vì nuôi bằng bã nấu rượu, rau, củ và cám gạo nên lợn, gà lớn nhanh, được thương lái ưa chuộng, tìm mua.
Mỗi năm, sau khi trừ hết chi phí sản xuất, chăn nuôi, Long thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Theo Long, những năm trước chàng trai chưa bao giờ nghĩ đến việc sẽ khởi nghiệp, làm lại cuộc đời với trồng trọt, chăn nuôi vì thấy làm nông thu nhập bấp bênh. Tuy nhiên những tháng ngày trả giá cho hành vi vi phạm pháp luật của mình sau song sắt đã giúp chàng trai trẻ nghiệm ra nhiều điều.
Nhớ lại những ngày đầu vào trại giam, Long suy sụp, người gầy sọp, buồn, hối hận về hành vi của mình. Đêm đến nghĩ về bố mẹ, chàng trai bi quan, chán nản. Nhờ sự quan tâm của cán bộ quản giáo, sự động viên của gia đình, Long đã cố gắng cải tạo tốt.
Trở về trong sự yêu thương, đùm bọc của những người thân, Long dần mở lòng và quyết tâm làm lại cuộc đời.
Mới đây khi Ngân hàng chính sách xã hội huyện Nga Sơn có chương trình cho vay vốn tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, ông Lâm đứng ra bảo lãnh vay 100 triệu đồng cho con trai phát triển kinh tế.
Có thêm vốn, Long đầu tư, mở rộng chuồng trại, mua con giống, phát triển sản xuất, chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga Giáp, cho biết, từ khi đoàn tụ với gia đình, em Mai Văn Long chịu khó làm ăn, không còn tụ tập chơi bời. Mô hình trồng trọt, kết hợp với chăn nuôi lợn, gà của Long rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho bản thân, gia đình.
Theo ông Dũng, nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội dành cho người sau chấp hành án phạt tù là cơ hội để mở ra một cuộc đời mới cho những người từng “lầm đường lạc lối”, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống.
Nội dung: Hạnh Linh
Thiết kế: Minh Ngọc
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Năm 2017, Bùi Minh Thắng vay 700 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Hội Liên hiệp Thanh niên TPHCM. Ngay sau đó, anh còn đi cầm sổ đất, giấy tờ nhà để vay thêm, rồi dồn tiền vào mô hình trồng nấm.
Chẳng mấy chốc, mô hình được nhân rộng từ 700m2 lên 3.000m2, chuyên sản xuất phôi nấm. Mỗi ngày, nông trại của anh cung cấp ra thị trường 70.000-80.000 túi phôi/tháng, với giá 5.000 đồng/túi phôi.
Giờ đây, nông trại nấm có thể kiếm được doanh thu ít nhất 300 triệu đồng/tháng. Đó là quả ngọt sau 13 năm theo đuổi đam mê khởi nghiệp của Thắng, khiến nhiều người khâm phục.
Ngỡ như trắng tay
Tốt nghiệp THPT năm 2009, Bùi Minh Thắng (31 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM) được bố mẹ cho đi học tiếng Nhật để chuẩn bị đi du học. Tuy nhiên, sau 2 năm học tiếng, Thắng nhận ra nhu cầu thật sự của bản thân không phải ra nước ngoài học tập, mà là nghiên cứu trồng nông sản Việt, đặc biệt là nấm.
Gia đình vốn làm nông, bố mẹ thấu hiểu nỗi vất vả của người làm nghề nên ra sức khuyên ngăn anh. Tuy nhiên, vì quá khao khát được phát triển mô hình làm nông hiện đại, một phần cũng vì muốn ở gần gia đình, Thắng đã thuyết phục và nhận được cái gật đầu miễn cưỡng của bố mẹ.
Sau một năm vừa học vừa nghiên cứu, chàng trai bắt đầu những bước đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp của mình với mô hình trồng nắm. Không có vốn, đất đai, anh Thắng bán vườn lan mình tự trồng, lấy 25 triệu đồng để mua phôi nấm, nguyên vật liệu thô sơ.
Thời điểm đó, vì không thể đầu tư máy móc nên mọi thứ còn đơn giản, thậm chí anh chỉ trồng nấm trong những chiếc thùng phuy sắt để tiết kiệm chi phí.
Không lâu sau, những khó khăn ập đến dù chàng trai đã tính toán vô cùng kỹ lưỡng.
“Mẻ nấm 100.000 phôi sau một thời gian chăm sóc đã không phát triển. Mất trắng ngay từ lần đầu khởi nghiệp, tôi cảm thấy rất hụt hẫng”, chàng trai bộc bạch.
Tiếp đó, việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất dù cho ra sản phẩm chất lượng hơn, nhưng doanh thu lại không đủ để Thắng chi trả các khoản phí khác. Ngày qua ngày, Thắng rơi vào cảnh nợ nần, đặt chân đến “bờ vực” thất bại.
“Bệnh liều” khó… chữa
Hằng ngày, chàng trai tự nhốt mình trong phòng để suy nghĩ cách làm giàu và phân tích nguyên nhân của việc trồng nấm thất bại. Có những đêm, vì quá chán nản, Thắng khóc như một đứa trẻ. Ở thời khắc tưởng chừng như từ bỏ, Thắng bất ngờ được gia đình an ủi và động viên.
“Tôi như chợt tỉnh ra, ngẫm rằng mình phải cố gắng hơn để không từ bỏ ước mơ, sự kỳ vọng từ gia đình. Từ những bước đi ngô nghê, thất bại lúc đầu, tôi biến đó làm bài học để bước tiếp. Vấp ngã sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn!”, chàng trai trải lòng.
Biết mình mắc “bệnh liều” khó chữa, anh Thắng loay hoay tìm cách khôi phục sản xuất ở nông trại nhỏ.
Nhờ nỗ lực, may mắn cũng đến với anh Thắng. Khách hàng, sản lượng nấm ngày càng tăng. Anh còn được tạo điều kiện vay vốn để phát triển mô hình, tăng diện tích từ 700m2 lên 2.000m2.
“Nấm từ nông trại dần có mặt tại các siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM. Doanh thu từ việc bán nấm và phôi nấm, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng nông trại lên 3.000m2”, anh Thắng chia sẻ.
Khác với kiểu trồng truyền thống, chàng trai còn mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị như máy phun sương, lò hơi, áp suất, hấp phôi, nuôi cấy meo giống… để cải tiến quy trình trồng.
Sau hơn 13 năm theo đuổi khởi nghiệp, ngoài doanh thu “khủng”, anh Thắng đã tạo cơ hội việc làm cho người dân lao động địa phương.
Để lan tỏa niềm đam mê nông sản Việt, ông chủ trẻ còn “mở cửa” để đón nhiều học sinh, sinh viên đến tham quan, học hỏi quy trình làm nấm. Đồng thời, anh còn tham gia vào công tác hướng dẫn người dân theo đuổi mô hình phát triển nông sản do địa phương tổ chức.
Trước đó, năm 2018, chàng trai đã liên kết với trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ TPHCM để nghiên cứu, mang những mẻ phôi nấm đầu tiên có mặt trên hải đảo Thổ Chu (tỉnh Kiên Giang).
“Đối với tôi, sự thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng sẽ đến với người kiên trì, cố gắng và ham học hỏi, có sự chuẩn bị”, chàng trai 9X cho hay.
Sắp tới, anh Thắng dự định sẽ mở thêm nông trại rộng 1ha tại tỉnh Đắk Nông để phát triển mô hình sản xuất, tăng sản lượng phôi nấm cung cấp cho thị trường.
Anh Bùi Minh Thắng hiện là phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Hòa Phú (huyện Củ Chi). Trước đó, anh được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như Công dân trẻ tiêu biểu TPHCM,…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, người dân xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa tất bật thu hoạch quả quýt hoi (hay còn gọi là quýt hôi). Người dân địa phương cho biết, đây là loại cây có từ lâu đời, mọc tự nhiên ngoài vườn đồi và trên các dãy núi cao.
Chị Lò Thị Hoài (bản Báng, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước) cho biết, quả quýt hoi có vị chua nên người dân trong vùng chủ yếu hái quả để chế biến làm trà uống nước.
Những năm trở lại đây, quýt hoi được nhiều người yêu thích. Vì vậy, mỗi vụ quýt hoi, người dân địa phương thường lên đồi hái quả về làm trà, ngâm mật ong và rượu để bán cho khách du lịch. Công việc này đem lại thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.
Theo chị Hoài, quy trình sản xuất trà quýt hoi mất nhiều công đoạn. Sau khi hái về, quýt cần được rửa sạch, để ráo.
Sau đó, người chế biến dùng dao nhọn để tách lấy phần vỏ của quả quýt hoi.
Cuối cùng là thái nhỏ phần vỏ quýt hoi, phơi qua nắng rồi cho lên chảo để rang vàng. “Đây là công đoạn rất quan trọng. Vỏ quýt sau khi rang khô sẽ có mùi thơm đặc trưng”, chị Hoài cho biết thêm.
Ngoài sản phẩm trà quýt hoi, người dân địa phương còn chế biến vỏ quýt hoi thành thảo dược và thức uống mang hương vị vùng núi cao như: vỏ quýt ngâm mật ong rừng, rượu quýt hoi.
“Quýt hoi có công dụng trị ho rất tốt, khi ngâm với mật ong sẽ tạo thành bài thuốc giá trị cho trẻ em và người già. Rượu quýt hoi cũng có vị thơm đặc trưng. Nhiều năm qua, khách du lịch khi về khu du lịch Pù Luông rất thích thú với sản phẩm này”, chị Hoài nói.
Một bình mật ong ngâm vỏ quýt hoi có giá bán 1-1,5 triệu đồng. Đây là sản phẩm đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương.
Sau khi tách lấy vỏ, những múi quýt hoi được sử dụng để rửa bát, đĩa.
Ông Nguyễn Chí Công, Chủ tịch UBND xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, cho biết, trước kia quýt hoi mọc nhiều ven rừng, đồi. Mỗi nhà dân trên địa bàn đều có cây quýt hoi. Tuy nhiên, có một thời gian cây quýt hoi bị phá bỏ, không còn nhiều.
Những năm qua, địa phương đang phục tráng, phát triển lại nghề trồng quýt hoi. “Ngoài những vườn quýt hoi của người dân, chúng tôi mới lập đề án, trồng hơn 7ha quýt hoi. Đây là sản phẩm đem lại thu nhập cao và hiệu quả cho người dân địa phương. Hiện giá quýt hoi được bán 15.000-20.000 đồng/kg tươi”, ông Công cho biết thêm.
Theo ông Công, đặc sản quýt hoi cũng gắn với việc phát triển du lịch ở địa phương. Vì vậy, thời gian qua, người dân đã sáng tạo, chế biến các sản phẩm trà, mật ong quýt hoi, đem lại thu nhập ổn định.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Hơn một tháng nay, cánh đồng rộng 20ha của tổ hợp tác Quyết Tiến (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) đón nhiều đoàn khách du lịch đến trải nghiệm làm ngư dân mùa nước nổi. Du khách được trực tiếp giăng lưới, đặt lợp, xổ lú, để bắt những con cá đặc sản tươi ngon.
Du khách cũng tự tay hái bông súng, lục bình, điên điển hay trái cây theo ý thích. Từ những sản vật thu hoạch được, du khách cũng sẽ tự chế biến món ăn như cá lóc nướng trui, tôm nướng, gỏi bông điên điển.
Anh Nguyễn Thái Cường, một người gốc Hà Nội nhưng làm việc ở miền Tây chia sẻ: “Tôi đưa gia đình đến trải nghiệm cho biết cuộc sống miền Tây sông nước, trải nghiệm mùa nước nổi. Được tận tay đánh cá, xem cận cảnh đời sống nông dân, chúng tôi đều rất thích”.
Anh Lê Văn Vũ dù sống ở Đồng Tháp nhưng cũng chưa có cơ hội được đi đánh cá mùa nước nổi. Anh Vũ cho biết cả gia đình rất hài lòng về những trải nghiệm ở đây. Đặc biệt, qua chuyến đi các cháu nhỏ có tuổi thơ trọn vẹn hơn.
Để có được cánh đồng nước nổi đẹp, an toàn, tổ hợp tác phải chuẩn bị từ hơn một năm trước. Không chỉ xả lũ vào ruộng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, người nông dân còn phải canh tác hữu cơ để hạn chế chất hóa học trong ruộng nhằm đưa lại cho du khách trải nghiệm tốt nhất.
Cánh đồng ngập nước có diện tích hơn 170ha, tạo nên khung cảnh mênh mông.
“Từ năm ngoái chúng tôi đã canh tác hữu cơ, dùng vịt để làm cỏ lúa và bắt sâu, giúp hạn chế lượng lớn phân, thuốc hóa học dùng trong ruộng. Ruộng bắt đầu nhận lũ về từ tháng 8, cá tôm được bảo vệ gần 2 tháng.
Chúng tôi mở cửa đón khách được khoảng một tháng nay, có những đoàn 20-30 khách đến trải nghiệm và đều thích thú. Khi hết mùa nước, chúng tôi sẽ đánh bắt cá lớn và chia đều tiền lời cho các thành viên”, anh Nguyễn Trực, đại diện tổ hợp tác cho biết.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, một trong những nông dân tham gia tổ hợp tác chia sẻ, việc canh tác hữu cơ giúp ông tiết kiệm khoảng 1/3 chi phí sản xuất, lúa lại được bao tiêu với giá cao hơn thị trường. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể.
“Năm ngoái chúng tôi nuôi được 600 con vịt với chi phí thấp, thu được 120 triệu đồng từ tiền bán cá trong ruộng. Năm nay có nguồn thu từ du lịch nên chắc chắn hiệu quả mang lại cao hơn”, ông Tuấn cho biết.
Đại diện tổ hợp tác cho biết, chi phí cho một ngày trải nghiệm của mỗi du khách chỉ hơn 200 nghìn đồng, tạo điều kiện cho bất kỳ ai cũng dễ dàng tiếp cận. Mô hình đã đạt được hiệu quả bước đầu, chính quyền địa phương rất quan tâm ủng hộ và tạo điều kiện mở rộng.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
Có rất nhiều lý do cho sự thay đổi nghề nghiệp như hiện thực hóa một niềm đam mê mới, tăng thu nhập hoặc thoát khỏi công việc không mang lại sự thỏa mãn. Dù lý do là gì đi nữa, bạn cũng cần “tân trang” lại CV của mình nếu muốn nhận được nhiều cuộc gọi phỏng vấn. Vậy đâu là những yếu tố cần thiết trong CV để bạn “nộp đâu trúng đó” khi xin việc trái ngành? Hãy cùng tham khảo một số gợi ý sau nhé!
Mục tiêu rõ ràng
Việc viết mục tiêu cụ thể trong CV ứng tuyển trái ngành không hề đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần đưa mục này vào để nhà tuyển dụng có thể hiểu hơn định hướng của bạn trong nghề. Khi viết mục tiêu trong CV, hãy tập trung vào các kỹ năng mà bạn đã tích lũy được trong suốt sự nghiệp hiện tại và giải thích cách bạn dự định sử dụng chúng trong ngành nghề mới. Chẳng hạn, với kỹ năng quản lý tiền và khả năng tính toán có được trong hơn 10 năm ở vị trí Chuyên viên kế toán, tôi mong muốn trở thành một Trợ lý Tài chính đắc lực.
Các thành tựu có thể được cân đo đong đếm
Những con số giúp “vẽ” nên một bức tranh tốt hơn cho các nhà tuyển dụng tiềm năng. Các từ ngữ mơ hồ như “quản lý ngân sách” hay “cắt giảm chi phí” gần như không tạo được ấn tượng bằng việc “quản lý 2 tỷ đồng ngân sách marketing” hoặc “cắt giảm 20% chi phí”. Những con số trực tiếp nêu bật những đóng góp và thành tích của bạn sẽ giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá hơn.
Giả sử là bạn đã đáp ứng mong đợi vai trò công việc, nhưng bạn đã làm gì ngoài mô tả công việc cơ bản? Nhà tuyển dụng tiềm năng muốn thấy một ứng viên nổi bật, không phải là người chỉ làm công việc tối thiểu. Các con số là một cách định lượng để thể hiện sự xuất sắc trong vai trò trước đây của bạn.
Các trải nghiệm liên quan
Nếu thay đổi nghề nghiệp, bạn có thể có ít kinh nghiệm liên quan đến ngành nghề mới hoặc vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Trong trường hợp này, hãy làm nổi bật những điều tích cực khác để thay thế, như cập nhật các kỹ năng mới hoặc học các chương trình nâng cao, các hoạt động tình nguyện hoặc lãnh đạo các nhóm khác nhau… Điều quan trọng là cần thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những gì giúp bạn nổi bật như một ứng viên đầy tiềm năng, chứ không phải là những gì khiến bạn trở nên yếu thế hơn.
Các từ khóa quan trọng và từ ngữ chuyên ngành
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều sử dụng hệ thống tìm kiếm trên các trang web việc làm để sàng lọc CV. Chỉ những ứng viên đủ điều kiện nhất sau đó mới được chuyển đến phòng nhân sự để xem xét. Do đó, hãy đảm bảo CV của bạn có đầy đủ các từ khóa như bản mô tả công việc đã đăng. Các từ khóa đó có thể là những từ ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực ứng tuyển. Điều này không chỉ giúp CV của bạn không bị bỏ qua mà còn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có sự nghiên cứu, tìm hiểu và đam mê về ngành nghề mới.
Người tham khảo
Đính kèm người tham khảo vào CV cho thấy rằng bạn có những người liên hệ chuyên nghiệp có thể chứng minh năng lực của bạn. Do vậy, hồ sơ của bạn cũng sẽ đáng tin cậy hơn. Có thể không cần phải nói nhưng cần chắc chắn rằng người tham khảo đều là đồng nghiệp cũ hoặc người quản lý của bạn. Mặc dù người thân có thể nói những điều tốt đẹp về bạn nhưng họ không phải là nguồn tham khảo đáng tin cậy nhất. Nếu bạn còn đang trong quá trình làm việc và chọn người tham khảo là đồng nghiệp ở cùng công ty, hãy đảm bảo rằng họ biết kế hoạch của bạn và họ sẽ thận trọng, kín đáo khi cần.
Định dạng một cách khôn ngoan
Nhiều người tìm việc sử dụng định dạng CV theo thứ tự thời gian, liệt kê toàn bộ lịch sử công việc bắt đầu với thời điểm gần đây nhất. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm chuyên môn của bạn không liên quan đến lĩnh vực bạn đang cố gắng ứng tuyển, một CV theo thứ tự thời gian sẽ cho thấy sự thiếu kinh nghiệm của bạn. Trái lại, một CV theo định dạng chức năng sẽ tập trung hơn vào các kỹ năng của bạn. Với định dạng này, bạn nên mở đầu bằng cách tóm tắt các kỹ năng, trong đó nêu bật 3 hoặc 4 kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển và đưa ra dẫn chứng về cách bạn đã sử dụng chúng hiệu quả trong các công việc trước đây.
Tóm lại, là một người muốn thay đổi nghề nghiệp thì chìa khóa để tạo ra một bản CV giúp bạn trở thành ứng viên tốt nhất là làm nổi bật các kỹ năng phù hợp. Nếu nhà tuyển dụng có thể thấy rõ rằng bạn có những kỹ năng mà họ đang tìm kiếm thì việc bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực cụ thể đó có thể ít quan trọng hơn. Thông thường, những kỹ năng mềm có thể áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau sẽ thu hút hơn các kỹ năng kỹ thuật bởi các kỹ năng kỹ thuật có thể dễ dàng đào tạo. Do đó, hãy chứng minh bạn có thành tích trong các vị trí đã nắm giữ và thể hiện biệt tài một cách khéo léo, điều này sẽ giúp bạn có được sự chú ý của các nhà tuyển dụng tiềm năng.
Huyền Nguyễn
Cẩm Nang Việc Làm
☀ 100% thông tin việc làm được xác thực và kiểm duyệt chặt chẽ
☀ Kết nối nhanh với nhà tuyển dụng, tìm kiếm việc làm dễ dàng
☀ Công cụ hỗ trợ đầy đủ với nhiều mẫu CV đẹp mắt, thông báo việc làm tiện lợi
☀ Tổng đài tư vấn dành riêng cho Người tìm việc
☀ Hàng triệu ứng viên chất lượng
☀ Thông tin hồ sơ ứng viên được kiểm duyệt chặt chẽ, phân loại xác thực theo số điện thoại
☀ Cam kết với chế độ bảo hành chất lượng tuyển dụng
☀ Chăm sóc và tư vấn 1 - 1 với chuyên viên tư vấn
Điền Email của bạn để nhận tin Việc Làm mới nhất